Breaking News

Bước đầu ứng dụng tế bào gốc và gen trong điều trị bệnh đái tháo đường

(NTH)- “Cùng với sự phát triển ngày càng gia tăng của liệu pháp gen và tế bào gốc trong y học, hiện nay đã có một số tiến bộ trong việc tạo ra các tế bào tiết insulin giúp điều trị bệnh đái tháo đường”.
Ngày 13-8, GS. Lee KO (Đại học Quốc gia Singapore) cho biết thông tin trên tại Hội nghị Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam lần thứ VIII.
Theo GS Lee, các tế bào gốc có nguồn gốc từ phôi (ESCs), từ các tế bào người trưởng thành sau đó được cảm ứng thành các tế bào gốc toàn năng (iPSCs) và từ nguồn khác (ví dụ MSCs) có thể chuyển hướng biệt hóa thành tế bào beta đảo tụy. Việc chuyển gene in-vivo sử dụng lentivirus và adeno-associated virus (AAV) bước đầu cho thấy thành công trong việc tạo ra tế bào gan tiết insulin.

Te bao goc 1 IMG_5734

Trước đó, vào ngày 12-8, đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam lần thứ VIII với sự tham dự của trên 1000 bác sỹ trên toàn quốc. Báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành về lĩnh vực Nội tiết- chuyển hóa. Nội dung Hội nghị rất phong phú, từ các thử nghiệm lâm sàng mới nhất trong lĩnh vực đái tháo đường (NC EMPA-REG, NC LEADER), các Khuyến cáo lâm sàng của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho đến các nghiên cứu lâm sàng được trình bày bởi các bác sỹ nghiên cứu viên trẻ, thuộc thế hệ tiếp bước cho sự phát triển của ngành nội tiết chuyển hóa trong tương lai.

IMG_5710 IMG_5723

Nhân dịp này, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cũng tiến hành Họp Ban Chấp hành để đánh giá công tác trong thời gian vừa qua và quyết định tổ chức Hội nghị Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam lần thứ IX tại Huế vào năm 2018.

TTN