Breaking News

Vì sao người bệnh tiểu đường hay gặp biến chứng suy thận?

Biến chứng thận là một trong những biến chứng nặng nề nhất đối với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) do nguy cơ cao dẫn đến tàn phế và tử vong, nhất là trường hợp không có khả năng lọc máu và ghép thận.

Thống kê cho thấy, có khoảng 20 – 40% bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận. Vậy vì sao bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm này và có cách nào ngăn ngừa biến chứng này không?

Nguyên nhân tổn thương thận ở bệnh ĐTĐ

Thận là cơ quan đóng vai trò như bộ lọc tự nhiên của cơ thể có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ các chất thải trong cơ thể qua đường nước tiểu. Mỗi thận chứa khoảng một triệu đơn vị lọc máu gọi là các Nephron. Những Nephron này giúp điều hòa nước, muối, glucose, urê, phốt pho và các khoáng chất khác. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu cao và được đào thải ra cùng với nước tiểu, làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong các Nephron. Qua thời gian dài sẽ làm cho các Nephron này bị hư hại, mất dần khả năng lọc, protein sẽ bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu, máu không được lọc sạch, dẫn đến suy thận.

Các dấu hiệu khi biến chứng thận

Biến chứng thận đối với người tiểu đường cũng giống như các triệu chứng của bệnh thận mạn tính. Triệu chứng đầu tiên người bệnh hay gặp là đau lưng. Người bệnh sẽ có cảm giác tức vùng hông sau lưng, gần xương sườn, đôi khi bị sốt. Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt; nếu uống nước ít thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Đôi khi màu nước tiểu hơi đục, nhất là vào buổi sáng. Khi nước tiểu vẩn đục một cách bất thường, thì có thể là do bị bệnh ở thận hoặc bàng quang. Nặng hơn sẽ gây phù. Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt. Ngoài ra, khi mắc biến chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, da xanh nhợt, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu khiến thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh… Khi có các dấu hiệu này, người bệnh cần được làm xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán và điều trị sớm.

Vì sao người bệnh tiểu đường hay gặp biến chứng suy thận? - 1

Biến chứng thận thường âm thầm nhưng hậu quả lâu dài và nguy hiểm.

Tiến triển của biến chứng thận

Biến chứng thận của bệnh nhân ĐTĐ thường âm thầm, nhưng để lại hậu quả lâu dài và nguy hiểm. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tăng lọc và tăng kích thước của cầu thận, tăng thể tích thận. Ở giai đoạn này, thận có khả năng phục hồi nếu kiểm soát đường máu tốt. Tiếp đến là giai đoạn tổn thương thận, giai đoạn này sẽ tiến triển nhanh hơn nếu có những đợt nhiễm trùng kèm theo, tình trạng huyết áp xấu đi rõ rệt, protein niệu xuất hiện, có thể kèm theo hội chứng thận hư, tăng lipid máu, tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim. Các tổn thương giai đoạn này sẽ chậm lại nếu dùng các thuốc ức chế men chuyển và giữ không bị nhiễm trùng tiết niệu. Giai đoạn cuối thì các tổn thương kèm theo là bệnh lý mạch máu ngoại vi lan tỏa, bệnh lý võng mạc tăng sinh, bệnh lý thần kinh. Tiên lượng giai đoạn này rất xấu, thường kéo dài khoảng 3 năm. Buộc phải lọc máu hoặc ghép thận mới có cơ hội sống. Tuy nhiên, trên thực tế người bệnh phát hiện ra biến chứng thận thì đã ở giai đoạn này, bởi lúc này nó xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ rệt của suy thận giai đoạn cuối như thiếu máu, phù toàn thân, ure và creatinin trong máu tăng cao, tiểu ít, mức lọc cầu thận giảm nặng.

Muốn ngăn chặn biến chứng thận hay các biến chứng nghiêm trọng khác trên tim, mắt, thần kinh do ĐTĐ, cần kết hợp nhiều giải pháp trong điều trị nhằm ổn định đường huyết, ngăn ngừa và điều trị sớm biến chứng nếu có. Cũng từ đó, các chuyên gia đã đề cao việc kết hợp an toàn các thảo dược dùng phối hợp với thuốc tây điều trị của bác sỹ để có kết quả toàn diện. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong một số dược liệu như: Khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa, tảo Spirulina trong viên tiểu đường TĐcare có tác dụng hạ đường huyết, giảm HbA1c, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra. Tác dụng của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108.