Breaking News

Phòng biến chứng mắt do đái tháo đường.

Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đến một giai đoạn nào đó bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng, đặc biệt là ở những bệnh nhân không được kiểm soát đường huyết tốt. Một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp đó là biến chứng ở mắt gây nên mù lòa.

Dưới đây xin giới thiệu một số bệnh lý ở mắt do bệnh ĐTĐ gây nên.

Bệnh võng mạc do ĐTĐ

Trên thế giới, bệnh võng mạc ĐTĐ chiếm 90% những người bị ĐTĐ trên 10 năm. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương các mạch máu ở võng mạc mà người ta chia bệnh võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ làm 2 giai đoạn: sớm là bệnh võng mạc không tăng sinh (chưa có các mạch máu mới) và muộn là bệnh võng mạc tăng sinh (đã có các mao mạch mới). Điều đặc biệt nguy hiểm là đa số các bệnh nhân ĐTĐ không thấy có bất cứ triệu chứng gì về mắt cho đến khi đột nhiên bị mất thị lực. Khi đó dù được điều trị rất tích cực và tốn kém thì khả năng bảo tồn được thị lực là rất nhỏ, phần lớn bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn. Chính vì vậy các bệnh nhân ĐTĐ cần đi khám mắt bởi bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi biết mình mắc ĐTĐ và định kỳ 6 tháng 1 lần.

Thiên đầu thống

Các bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị thiên đầu thống cao gấp 1,4 lần người bình thường. Thiên đầu thống 1 hoặc cả 2 mắt xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên chèn ép vào các mạch máu nuôi võng mạc và dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số I), hậu quả là vùng võng mạc và dây thần kinh bị phá hủy gây mất thị lực. Các bệnh nhân bị thiên đầu thống thường có triệu chứng đau đầu nhiều, đặc biệt đau dữ dội hốc mắt, đo nhãn áp thường rất cao.

Để điều trị thiên đầu thống, cần phải phẫu thuật làm giảm áp lực trong mắt, một số trường hợp phải mổ cấp cứu. Tuy một số thuốc cũng có tác dụng làm giảm áp lực trong mắt nhưng chỉ nên dùng để điều trị tạm thời trong khi chờ phẫu thuật.

Phòng biến chứng mắt do đái tháo đường - 1

Bệnh nhân ĐTĐ cần đi khám mắt ngay khi phát hiện mắc ĐTĐ.

Đục thủy tinh thể (ĐTTT)

Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị ĐTTT cao hơn 1,6 lần người bình thường. Đôi khi ĐTTT xuất hiện ở các bệnh nhân ĐTĐ type 1 trẻ tuổi và tiến triển rất nhanh, thường là sau một giai đoạn kiểm soát đường máu kém.

Trường hợp bị ĐTTT nhẹ có thể chỉ cần đeo kính râm thường xuyên khi đi nắng là đủ, ngoài ra có thể nhỏ mắt các loại thuốc có tác dụng hạn chế tiến triển của ĐTTT. Nếu ĐTTT nặng, có ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì cần phải mổ thay thủy tinh thể. Lưu ý là ở một số bệnh nhân mổ thay thủy tinh thể không cải thiện được thị lực do bệnh nhân có đồng thời cả bệnh võng mạc nặng.

Phòng biến chứng mắt do ĐTĐ

– Điều đầu tiên và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu và HbA1c trong trong vùng an toàn.

– Nếu có hút thuốc lá thì phải bỏ ngay.

– Cần đi khám mắt thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi năm.

– Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu thấy có 1 hoặc nhiều các dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau 1 hoặc cả 2 bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang 2 bên mà bình thường vẫn nhìn được và khi bạn có thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai.

Dự án Phòng chống biến chứng mắt ở bệnh ĐTĐ năm 2014

Thông tin hữu ích: 

Hiện nay ngoài các thuốc cơ bản của y học hiện đại (giúp củng cố các thành mạch tan xuất huyết và các chất mỡ, abumin đọng trong võng mạc, tăng cường sự trao đổi chất và tuần hoàn máu cho mắt), người ta còn có thể sử dụng các thảo dược hỗ trợ như: khổ qua, dây thìa canh, linh chi, tảo spirulina… Nhiều nghiên cứu dược lý đã cho thấy tác dụng hạ đường huyết, làm giảm chỉ số HbA1c từ đó làm chậm lại những biến chứng do ĐTĐ gây ra, trong đó có đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ĐTĐ, giảm các tổn thương ở võng mạc.

TĐCARE gồm 7 thảo dược quý: khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa, hoài sơn, thương truật, tảo spirulina đã được bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 chứng minh tác dụng hạ và ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c. Nghiên cứu cho thấy, giảm 1% HbA1c từ 8% xuống 7% thì giảm 35% nguy cơ biến chứng vi mạch, khi giảm HbA1c xuống dưới 7,2% thì giảm mù tới 72%.