Breaking News

Đặc điểm suy đa cơ quan và vai trò thang điểm pelod tại đơn vị hồi sức tích cực nhi khoa

Trần Kiêm Hảo1

  1. Bệnh viện Trung ương Huế

TÓM TẮT

Suy đa cơ quan (SĐCQ) là hội chứng thường gặp trong hồi sức tích cực Nhi khoa, tỉ lệ tử vong vẫn còn cao.

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và giá trị thang điểm PELOD trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhi suy SĐCQ.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 57 bệnh nhi SĐCQ tại Đơn vị Hồi sức Cấp cứu Nhi – Bệnh viện Trung ương Huế từ 5/2012 – 5/2013.

Kết quả: SĐCQ chủ yếu ở trẻ < 12 tuổi (93%); tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Các cơ quan tổn thương thường gặp là hô hấp, tim mạch và huyết học. Điểm PELOD trung bình khá cao 20,17 ± 11,71; gia tăng tương ứng với số cơ quan bị suy. PELOD trung bình ở nhóm trẻ tử vong (23,36 ± 10,76) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (9,38 ± 7,84). PELOD có khả năng tiên lượng tương đối tốt nguy cơ tử vong với diện tích dưới đường cong AUC = 0,848 (95% CI: 0,728 – 0,929). PELOD > 12 có khả năng tiên lượng tử vong cao với độ nhạy 75,0% và độ đặc hiệu 76,9%.

Kết luận: Nên áp dụng thang điểm PELOD trong đánh giá mức độ nặng và tiên lượng tử vong bệnh nhi SĐCQ tại đơn vị Hồi sức tích cực Nhi.

            Từ khóa: Suy đa cơ quan, PELOD, tử vong.

ABSTRACT

CHARACTERISTICS OF MULTIPLE ORGAN DYSFUNCTION SYNDROME AND THE VALUE OF PELOD SCORE IN THEPEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT

Tran Kiem Hao1

Multiple Organ Dysfunction Syndrome (MODS) is common in the Pediatric Intensive Care Unit (PICU), its mortality rate remains high.

Objective: clinical characteristics and the value of PELOD score in predicting the mortality of MODS.

Methods: a prospective study in 57 cases with MODS admitted to the PICU, Hue Central Hospital from 5/2012 to 5/2013.

Results: MODS occurs in children less than 12 years of age (93%), sex ratio male/female = 2/1. Three common organs dysfunction are respiratory, cardiovascular and hematologic. Mean PELOD score on admission was 20,17 ± 11,71; increase equivlent to the number of organ failure. Mean PELOD score of nonsurvivors (23,36 ± 10,76) is significantly higher than survivors (9,38 ± 7,84). The area under the receiver operating characteristic curve of PELOD score predicted significantly the mortality (AUC = 0,848 (95% CI: 0,728 – 0,929). The cut-off PELOD score >12 had a high sensitivity (75%) and high specifity (76,92%) in predicting the mortality of MODS.

Conclusions: PELOD score should be applied to assess the severity of MODS and predict the mortality of MODS for admitted patients in PICUs.

Keywords: Multiple organ dysfunction syndrome, PELOD, death.

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

            Suy đa cơ quan (SĐCQ) là hội chứng thường gặp trong các đơn vị Hồi sức Tích cực Nhi (PICU). Hội chứng SĐCQ được định nghĩa là rối loạn ít nhất hai hệ thống cơ quan ở bệnh nhân có bệnh lý cấp tính [8]. Tỷ lệ tử vong do SĐCQ vẫn còn cao. Theo Wilkinson và cs, SĐCQ chiếm 27,2% bệnh nhân tại PICU và 54 % trường hợp tử vong chung [8]. Theo Tantaleán và CS, có đến 56,5 % trẻ điều trị tại PICU bị SĐCQ và 91,5 % trẻ tử vong có liên quan với SĐCQ [5].

            Do vậy, phân tích tình trạng SĐCQ và tìm các yếu tố liên quan tử vong để rút kinh nghiệm, giúp nhận biết sớm dấu hiệu bệnh nặng và can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và điểm PELOD ở bệnh nhi SĐCQ.
  2. Xác định giá trị của điểm PELOD trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhi SĐCQ.
  3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

            Tất cả bệnh nhi nhập viện vào PICU, có đủ tiêu chuẩn suy đa cơ quan với ít nhất từ 2 cơ quan bị suy, theo Wilkinson và Proulx [5].

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn suy cơ quan của Wilkinson và Proulx

Cơ quan Dấu hiệu
Tim mạch
  1. Các dấu hiệu sống

–     Huyết áp tâm thu

+ Trẻ < 12 tháng: < 40 mmHg

+ Trẻ >   12 tháng: < 50 mmHg hoặc

–     Tần số tim

+ Trẻ < 12 tháng: < 50 nhịp/ phút hoặc > 220 nhịp/ phút

+ Trẻ > 12 tháng: < 40 nhịp/ phút hoặc > 200 nhịp/phút

  1. Ngừng tim
  2. pH < 7,2 (pCO2 bình thường)
  3. Sử dụng thuốc co bóp cơ tim (trừ khi dùng Dopamin với liều ≤ 5 µg/kg/phút).
Hô hấp
  1. Tần số thở

– Trẻ < 12 tháng: > 90 nhịp/ phút

– Trẻ ≥ 12 tháng: > 70 nhịp/ phút

  1. Khí máu động mạch

– pO2< 40 mmHg (không có bệnh tim bẩm sinh tím)

– pCO2> 65 mmHg

– PaO2/FiO2< 250 (không có bệnh tim bẩm sinh tím)

  1. Đặt nội khí quản
  2. Thở máy
Thần kinh
  1. Điểm Glasgow < 5
  2. Đồng tử dãn, không đáp ứng

3.Tăng áp lực nội sọ (cần can thiệp điều trị)

Tiêu hóa Truyền máu > 20 ml/kg trong 24 giờ vì xuất huyết tiêu hóa
Gan
  1. Bilirubin toàn phần > 5 mg/dL (85 mmol/L)
  2. SGOT hoặc Lactate Dehydrogenase > 2 lần (không tan máu)
  3. Bệnh lý não gan từ giai đoạn 2
Thận
  1. Creatinine ≥ 20 mg% (177 mmol/L)
  2. Có chỉ định thẩm phân phúc mạc
Huyết học
  1. Hemoglobin (Hb) < 5 g/dL
  2. Bạch cầu < 3000 tế bào/mm3
  3. Tiểu cầu < 20.000/mm3
  4. Đông máu rãi rác trong lòng mạch (thời gian prothrombin > 20 giây hoặc thời gian hoạt hoá prothrombin từng phần > 60 giây)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu

– 12 biến số nghiên cứu thu thập theo thang điểm PELOD

Bảng 2.2. Thang điểm PELOD (tổng cộng từ 0 – 71 điểm)

Điểm 0 1 10 20
Điểm Glasgow

 

Phản xạ đồng tử

12 – 15

2 mắt (+)

7 – 11 4 – 6

hoặc

2 mắt (-)

3
Tần số tim (lần/phút)

< 12 tuổi

≥ 12 tuổi

HATT (mmHg)

1 tháng – 1 tuổi

1 – 12 tuổi

≥ 12 tuổi

 

≤ 195

≤ 150

> 75

> 85

> 95

 

> 195

> 150

hoặc

35 – 75

45 – 85

55 – 95

 

 

 

 

< 35

< 45

< 55

Creatinin máu (mmol/l)

< 1 tuổi

1 – < 12 tuổi

≥ 12 tuổi

 

< 55

< 100

< 140

 

≥ 55

≥ 100

≥ 140

PaO2 (mmHg)/FiO2

PaCO2 (mmHg)

Thở máy

> 70 và

≤ 90

không

≤ 70 hoặc

> 90

Bạch cầu (x 109/l)

Tiểu cầu (x 109/l)

≥ 4,5 và

≥ 35

1,5 – 4,4 hoặc

< 35

< 1,5
SGOT (UI/L)

Tỷ prothrombin (%)   (hoặc INR)

< 950 và

≥ 60

(<1,4)

> 950 hoặc

< 60

(≥1,4)

– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng của suy đa cơ quan

Phân bố theo giới: Nam gặp 38/57 = 66,7% trường hợp; nữ 19/57 = 33,3%. Tỷ lệ nam/nữ = 2/1.

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi

Tuổi n %
1 tháng – < 1 tuổi 27 47,4
1 tuổi – < 12 tuổi 26 45,6
≥ 12 tuổi 4 7,0
Tuổi trung bình 39,2 ± 50,6 (tháng) (Trung vị: 12 tháng)
Tổng 57 100

Bảng 3.2. Tỉ lệ cơ quan bị tổn thương

Cơ quan n = 57 %
Hô hấp 50 87,7
Tim mạch 43 75,4
Huyết học 35 61,4
Tiêu hóa 24 42,1
Thần kinh trung ương 21 36,8
Thận 6 10,5

Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của suy đa cơ quan

Cơ quan n %
Tim mạch

(n = 39)

Dấu hiệu sống 27 47,4
Ngừng tim 23 40,4
Thuốc co bóp cơ tim 22 38,6
pH < 7,2 2 3,5
Hô hấp

(n = 67)

Thở máy 43 75,4
Rối loạn về khí máu 42 73,7
Rối loạn về tần số thở 1 1,8
Thần kinh

(n = 30)

Tăng áp lực nội sọ 17 29,8
Glasgow < 5 điểm 11 19,3
Phản xạ ánh sáng (-) 11 19,3
Gan – Tiêu hóa

(n = 25)

SGOT hoặc LDH > 2 23 40,4
Bilirubin > 85mmol/l 6 10,5
Bệnh não gan từ giai đoạn 2 6 10,5
Truyền máu do xuất huyết tiêu hóa 1 1,8
Thận

(n = 8)

Creatinine ≥ 177mmol/l 6 10,5
Thẩm phân 2 3,5
Huyết học

(n = 40)

Đông máu rải rác lòng mạch 34 59,6
BC < 3000/mm3 7 12,3
TC < 20.000mm3 5 8,8
Hb < 5g/dl 1 1,8

Bảng 3.4. Phân bố suy đa cơ quan theo kết quả điều trị

Kết quả

 

Số cơ quan

Sống Tử vong Tổng p
n % n %
2 cơ quan 10 58,9 7 41,1 17 p < 0,05
3 cơ quan 3 11,6 23 88,4 26
≥ 4 cơ quan 0 0 14 100 14
Tổng 13 22,8 44 77,2 57

3.2. Giá trị của điểm PELOD ở bệnh nhi suy đa cơ quan

Bảng 3.5. Điểm PELOD theo số cơ quan bị suy

Số cơ quan bị suy n Điểm PELOD trung bình p
2 17 10,70 ± 7,62 p < 0,05
3 26 20,46 ± 8,07
≥ 4 14 31,14 ± 12,13
57 20,17 ± 11,71

Bảng 3.6. Điểm PELOD theo kết quả điều trị

Kết quả điều trị Điểm PELOD trung bình p
Sống 9,38 ± 7,84 p < 0,001
Tử vong 23,36 ± 10,76

3.2.3.

            Biểu đồ 3.1. Tiên lượng tử vong chung của điểm PELOD

Điểm PELOD có khả năng tiên lượng tương đối tốt nguy cơ tử vong với diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,848 (95% CI: 0,728 – 0,929), p < 0,001.

Bảng 3.7. Độ nhạy, độ đặc hiệu của điểm PELOD

Vùng tiêu chuẩn Độ nhạy Độ đặc hiệu LR+ LR
≥ 2 100.00 0.00 1.00
> 3 100.00 46.15 1.86
> 11 81.82 61.54 2.13 0.30
> 12 75.00 76.92 3.25 0.32
>13 72.73 76.92 3.15 0.35
> 20 65.91 84.62 4.28 0.40
> 21 45.45 92.31 5.91 0.59
> 22 31.82 100.00 0.68
> 52 0.00 100.00 1.00
  1. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng của suy đa cơ quan

– Trong nghiên cứu này, tỷ lệ SĐCQ ở trẻ nam cao hơn ở nữ (2/1). Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Theo Trần Minh Điển, Phạm Văn Thắng và Lê Nam Trà, nghiên cứu 102 bệnh nhi SĐCQ/sốc nhiễm khuẩn thì tỷ lệ nam và nữ là 59,80% và 40,20% [1]; theo Graciano và CS, tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 56,80 % và 43,20% [2].

– Phân bố theo tuổi: suy đa cơ quan xảy ra chủ yếu ở trẻ < 12 tuổi (93%). Tuổi trung bình là 39,2 ± 50,6 tháng.

– Kết quả cho thấy các hệ cơ quan tổn thương thường gặp trong suy đa cơ quan là hô hấp (87,7%); tim mạch (75,4%) và huyết học (61,4%). Theo Khilnani, nghiên cứu 298 bệnh nhân SĐCQ, tổn thương tim mạch 95,5%; hô hấp 90%; huyết học 84%.

– Các rối loạn về tim mạch (dấu hiệu sống, ngừng tim), hô hấp (rối loạn về khí máu, thở máy) và huyết học (đông máu rải rác lòng mạch) là thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi.

– Tỷ lệ tử vong tăng khi có nhiều cơ quan bị suy; 2 cơ quan 41,1%; 3 cơ quan 88,4% và ≥ 4 cơ quan 100%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu Khilnani, với suy 2 cơ quan 11%; suy 3 cơ quan 50% và suy 4 cơ quan 75%.

4.2. Giá trị của điểm PELOD ở bệnh nhi suy đa cơ quan

– Theo chúng tôi, điểm PELOD trung bình của trẻ SĐCQ khá cao 20,17 ± 11,71 và gia tăng tương ứng theo số cơ quan bị rối loạn. Trong khi theo Stephane, điểm PELOD trung bình ở bệnh nhi SĐCQ là 11,1 [4].

– Bảng 3.6 cho thấy điểm PELOD trung bình ở nhóm trẻ tử vong (23,36 ± 10,76) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (9,38 ± 7,84), (p < 0,001). Kết quả này thấp hơn Stephane Leteurtre (trên 1806 bệnh nhân), nhóm tử vong có điểm PELOD trung bình là 31 và nhóm sống có điểm trung bình 21,6 [4].

– Biểu đồ cho thấy điểm PELOD có khả năng tiên lượng tương đối tốt nguy cơ tử vong trẻ SĐCQ, với diện tích dưới đường cong AUC = 0,848, p < 0,001. AUC theo Leteurtre và Anu Thrukal lần lượt là 0,91 và 0,80 [4], [6]. Khi của một test > 0,75 thì test đó có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng. Như vậy, điểm PELOD với AUC > 0,8 trong các nghiên cứu có thể áp dụng trong thực hành để tiên lượng nguy cơ tử vong.

– Bảng 3.8 cho thấy với vùng tiêu chuẩn của điểm PELOD > 12 có khả năng phân tách tốt giữa hai nhóm nguy cơ tử vong và nhóm sống ứng với độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 76,92%.

  1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 57 bệnh nhi SĐCQ, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

5.1. Đặc điểm lâm sàng của suy đa cơ quan

– Gặp chủ yếu ở trẻ < 12 tuổi (93%), trẻ nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 2/1).

– Các cơ quan tổn thương thường gặp là hô hấp, tim mạch và huyết học.

– Rối loạn khí máu và thở máy xảy ra nhiều nhất ở suy cơ quan hô hấp, rối loạn dấu hiệu sống và ngừng tim thường gặp trong suy tim mạch và rối loạn hay gặp ở cơ quan huyết học là đông máu rải rác lòng mạch.

5.2. Điểm PELOD ở bệnh nhi suy đa cơ quan

– Điểm PELOD trung bình ở bệnh nhân SĐCQ khá cao 20,17 ± 11,71, gia tăng tương ứng với số cơ quan bị suy.

– Điểm PELOD trung bình ở nhóm trẻ tử vong (23,36 ± 10,76) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (9,38 ± 7,84).

– Điểm PELOD có khả năng tiên lượng tương đối tốt nguy cơ tử vong với diện tích dưới đường cong AUC = 0,848 (95% CI: 0,728 – 0,929).

– Điểm PELOD > 12 có khả năng tiên lượng tử vong cao với độ nhạy (75%) và độ đặc hiệu (76,92%) trong hội chứng suy đa cơ quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Minh Điển, Phạm văn Thắng, Lê Nam Trà (2009), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và suy đa tạng trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em”, Y học tp. Hồ Chí Minh, 13(6), tr. 106 – 111.
  2. Graciano A.L, James A. B, Rahn D. S, Ahmad N, Giroir B. P (2005), “The Pediatric Multiple Organ Dysfunction Score (PMODSS): Development and validation of an objective scale to measure the severity of multiple organ dysfunction in critically ill children”, Critically care med, 33, pp. 1484 – 1941.
  3. Leturtre S., Duhamel A. (2010), “Daily estimation of the severity of multiple organ dysfunction syndrome in critically ill children”, CMAJ , pp. 1181 – 1187.
  4. Leteurtre S., Martinot A., et al (2006), “Validation of the Paediatric logistic organ dysfunction(PELOD) score: Prospective, observational, multicentre study”, Lancet, 367(9514), pp. 897.
  5. Tantaleán J.A., León R.J., et al (2003), “Multiple organ dysfunction syndrome in children”, Pediatric critical care medicine, 4(2), pp. 181 – 185.
  6. Thukral A., Kohli U., et al (2007), “Validation of the PELOD score for multiple organ dysfunction in children”, Indian pediatrics, 44, pp. 683 – 686.
  7. Vicent J.L., et al (2000), “Scoring systems for assessing organ dysfunction and survival”, Critical Care Clinics, 16(2), pp. 353 – 366.
  8. Wilkinson J.D., et al (1987), “Mortality associated with multiple organ system failure and sepsis in pediatric intensitive care unit”, J Pediatr, 111(3), pp. 324 – 328.