Breaking News

Nghiên cứu “cải lão hoàn đồng” người già nhờ máu của ngưới trẻ

Có khả năng một hoặc nhiều protein có trong máu của những người ít tuổi có thể trẻ hóa một loạt các cơ quan bao gồm cả não của người già.

Truyền máu trẻ có thể giúp “cải lão hoàn đồng”?

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng máu của các cá thể trẻ có thể được truyền cho các các thể lớn tuổi và quá trình này ảnh hưởng tích cực lên hoạt động của não. Ví dụ, nó có thể giúp cải thiện việc học tập và ghi nhớ cũng như sản sinh ra các tế bào não mới. Bây giờ, các nhà nghiên cứu đang muốn xem liệu hiệu ứng này có đúng với con người hay không.

"Cải lão hoàn đồng" người già nhờ được truyền máu của ngưới trẻ?
Liệu việc truyền máu có thể giúp “cải lão hoàn đồng” – (Ảnh minh họa)

Tony Wyss-Coray, một giáo sư chuyên ngành thần kinh tại trường Đại học Y Stanford và các đồng nghiệp công bố trên tạp chí JAMA Neurology, “Có khả năng một hoặc nhiều protein có trong máu của những người ít tuổi có thể trẻ hóa một loạt các cơ quan bao gồm cả não của người già. Đây là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chương trình nghiên cứu của chúng tôi”.

Khi nghiên cứu trên loài chuột, các nhà nghiên cứu đã chọn ra một cặp chuột già và trẻ. Họ nối mạch máu của chúng lại với nhau khiến chúng dùng chung một nguồn cung cấp máu. Để đối chiếu, họ làm chấn thương con chuột già cùng với một con chuột khác cùng độ tuổi nhưng không có kết nối mạch máu. Các nhà nghiên cứu ghi nhận được sự phục hồi tích cực hơn hẳn ở con chuột được nối mạch máu.

Cơ bắp và xương của con chuột dùng máu của chuột trẻ hồi phục nhanh hơn. Thí nghiệm sau đó cũng kiểm tra thấy sự gia tăng số lượng tế bào não mới ở phần não kiên quan đến chức năng ghi nhớ.

Trước đó, một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy rằng khi tiêm huyết tương của chuột non vào chuột già trong ba tuần, khả năng học tập và trí nhớ của con chuột già cải thiện đáng kể. Huyết tương không chứa các tế bào máu, tuy nhiên nó chứa rất nhiều protein và cá phân tử khác.

"Cải lão hoàn đồng" người già nhờ được truyền máu của ngưới trẻ?
Hình ảnh minh họa tế bào huyết tương trong máu

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng trong máu có một số yếu tố đóng vai “sứ giả” chẳng hạn như các hormone hoặc yếu tố kích thích tăng trưởng. Các yếu tố này tương tác với các hoạt động của tế bào và đóng vai trò trong hiện tượng trẻ hóa ở chuột.

Máu của các cá thể trẻ chứa nhiều hợp chất liên quan đến việc hồi phục và duy trì mô hơn là các cá thể già, Wyss-Coray nói. “Chúng tôi nghĩ rằng khi truyền máu của người trẻ sang người già, số lượng các yếu tố “sứ giả” sẽ tăng lên và khiến bộ não cũng như một số cơ quan khác trẻ lại”.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng protein CCL11 phổ biến trong những con chuột già khi được truyền sang cho chuột non khiến chúng giảm khả năng ghi nhớ và tăng tốc quá trình lão hóa. Ngược lại, khi truyền một yếu tố tăng trưởng mang tên GDF11 sang chuột già, những tế bào não mới được hình thành.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bí ẩn chờ đợi các nhà nghiên cứu. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu con người có phản ứng tương tự loài chuột hay không? Năm ngoái, một thử nghiệm truyền huyết tương cho các bệnh nhân Alzheimer đã được tiến hành. Những bệnh nhân tham gia được nhận máu từ những người trẻ tình nguyện mỗi tuần một lần. Họ sẽ được kiểm tra và làm các xét nghiệm liên quan đến nhận thức thường xuyên và kết quả vẫn còn được chờ đợi.
Bác sĩ Marc L.Gordon, trưởng khoa Thần kinh tại bện viện Zucker Hillside, New York cho biết ý tưởng từ bài báo mới của Wyss-Coray rất hấp dẫn. Tuy nhiên, cần phải có rất nhiều nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa để biết liệu nó có thành hiện thực được hay không.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa biết khả năng của những con chuột có đúng với con người hay không, Gordon nói. Và thậm chí, khi các yếu tố trong máu của người trẻ có thể giúp người già sản sinh ra nhiều tế bào não mới, điều này liệu có tăng cường được khả năng tư duy và nhận thức của họ?

Ngoài ra, còn một số nghi ngờ về việc khi các yếu tố tăng trưởng lạ xuất hiện trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy, việc kiểm tra an toàn ngay cả trong quá trình thử nghiệm là rất quan trọng.

"Cải lão hoàn đồng" người già nhờ được truyền máu của ngưới trẻ?
Wyss-Corray, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu

Ngoài vai trò là một giáo sư tại trường Đại học Y Stanford, Wyss-Coray cũng là đồng sáng lập của Alkahest, một công ty công nghệ sinh học. Rõ ràng là ông cùng nhóm nghiên cứu của mình còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn chứng minh rằng truyền máu của người trẻ cho người già sẽ khiến họ “trẻ lại”. Hi vọng trong thời gian tới, Wyss-Coray cùng cộng sự sẽ đạt được những kết quả khả quan trong nghiên cứu của họ. Trong tương lai, nếu điều này trở thành sự thật thì ngành y học và cả nhân loại sẽ tiến thêm được một bước rất dài.