Nghiên cứu đặc điểm sốt xuất huyết Dengue nặng ở người lớn tại BVTW Huế

Lê Vũ Phong(1), Nguyễn Thị Phương Thảo(2), Nguyễn Thị Thanh Bình(2),

Phan Trung Tiến(1), Trần Thị Thu Ánh(1), Bùi Văn Đoàn(1), Dương Thị Bích Hoa(1), Hoàng Thị Phương(1), Lê Anh Thu(1), Cao Thị Lan Hương(1), Trần Xuân Chương(2)

(1)Bệnh viện Trung ương Huế, (2)Trường ĐH Y Dược Huế

 

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh lý nhiễm virus thường gặp nhất. SXHD nặng bao gồm mất huyết tương nhiều đưa đến hội chứng sốc hoặc tràn dịch màng bụng, màng phổi, xuất huyết nặng hay tổn thương các cơ quan quan trọng.

Mục tiêu:Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng ở người lớn tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2013

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 15 tuổi được chẩn đoán SXHD nặng nhập viện BV Trung ương Huế trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 – 12/2013. Nghiên cứu hồi cứu.

Kết quả: Nam chiếm 57,8%, nữ chiếm 42,2%. Nhóm tuổi > 30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (31%). Trên 40 tuổi chỉ chiếm 12,7%.

Tràn dịch màng bụng – màng phổi chiếm 35,2%. Đe doạ sốc chiếm 4,2%. Chỉ có 2,8% trường hợp ghi nhận sốc. 81,7% bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết, trong đó XH tiêu hoá chiếm 16,9%. XH âm đạo kéo dài 9,9%. Có 28,6% bệnh nhân ghi nhận transaminase ở mức khá cao (500 – 1000 U/L); hơn 17% bệnh nhân có AST hoặc ALT cao hơn 1000 U/L. Hầu hết bệnh nhân có tiểu cầu giảm rất thấp. 93% có giảm <50.109/L, 76,1% giảm dưới 15. 109/L và đến 28,2% giảm dưới 5. 109/L. Hơn 60% bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu. Trong đó 47,9% truyền 1 đơn vị. Có 2 bệnh nhân được truyền đến 3 và 5 đơn vị.

Kết luận: Tràn dịch màng bụng – màng phổi chiếm 35,2%. Có 2.8% trường hợp ghi nhận sốc. Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết chiếm tỷ lệ khá cao (81,7%). Trong đó XH tiêu hoá chiếm 16,9%. XH âm đạo kéo dài 9,9%. Hơn 17% bệnh nhân có AST hoặc ALT cao hơn 1000 U/L. Hầu hết bệnh nhân có tiểu cầu giảm và giảm rất thấp. Hơn 60% bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu.

Từ khóa: Sốt xuất huyết, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

ABSTRACT

STUDY ON SOME CLINICAL, PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF SEVERE DENGUE FEVER PATIENTS ATTENDED HUE CENTRAL HOSPITAL IN 2013

Le Vu Phong(1), Nguyen Thi Phuong Thao(2), Nguyen Thi Thanh Binh(2),

Phan Trung Tien(1), Tran Thi Thu Anh(1), Bui Van Doan(1), Duong Thi Bich Hoa(1), Hoang Thi Phuong(1), Le Anh Thu(1), Cao Thi Lan Huong(1), Tran Xuan Chuong(2)

 

 Background: Dengue fever is one of the most popular viral diseases. The severe dengue fever include plasma leakage leading to shock, pleural effusion and ascitis.

Objective: Study some clinical, paraclinical characteristics of severe dengue fever patients attended Hue Central hospital in 2013.

Patients and methode: Patients over 15 years old attended Hue central hospital from Jan.1, 2013 to Dec. 31,2013. Retrospective study.

Results: Male 57.8%, female 42.2%. Age group 30 – 40: 31%, over 40 yrs: 12.7%. Pleural effusion: 35.2%. Shock: 2.8%. High rate of bleeding (81.7%). In them gastrointestinal bleeding 16.9%, vaginal bleeding 9.9%, Bleeding urine 2.8%. High transaminase (500 – 1000 U/L): 28.6%, 17% of patients have AST or ALT over 1000 U/L.

All of patients have thrombocytopenia. 28.2% patients have platelet under 5. 109/L. More than 60% patients received thrombocytes.

Conclusions: 2.8% of patients have shock. Pleural effusion: 35.2%. High rate of bleeding (81.7%). In them gastrointestinal bleeding 16.9%, vaginal bleeding 9.9%. High transaminase (500 – 1000 U/L): 28.6%; 17% of patients have AST or ALT over 1000 U/L. All of patients have thrombocytopenia. More than 60% patients received thrombocytes.

Key words: dengue fever, clinical, paraclinical characteristics

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh nhiễm trùng do virus thường gặp nhất với ước tính khoảng 50 ngàn ca mới mắc mỗi năm. Số lượng quốc gia báo cáo có dịch SXHD gia tăng đáng kể trong suốt 50 năm qua, và đây được xem là vấn đề sức khỏe quan trọng tại các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam [1]. Theo Hướng dẫn phân loại mới của Tổ chức Y tế Thế giới, biểu hiện lâm sàng của bệnh SXHD nặng bao gồm mất huyết tương nhiều đưa đến hội chứng sốc hoặc tràn dịch màng bụng, màng phổi, xuất huyết nặng hay tổn thương các cơ quan quan trọng (tim, gan, thần kinh) [8].

Bệnh cảnh SXHD nặng ở người lớn thường biểu hiện tình trạng xuất huyết nặng trong khi đó trẻ em lại hay gặp bệnh cảnh sốc thoát huyết tương nhiều hơn [5]. Cho đến hiện nay chưa có nhiều báo cáo về bệnh cảnh và diễn tiến lâm sàng của SXHD nặng ở người lớn tại miền Trung. Do vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng ở người lớn tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2013

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả bệnh nhân ≥ 15 tuổi được chẩn đoán xác định SXH-D nặng nhập viện BV Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 – 12/2013.

Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue nặng: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009 [9]

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu bệnh án

3.KẾT QUẢ

Qua nghiên cứu 71 bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết dengue nặng, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

Bảng 1: Tuổi và giới

Tuổi

Nam

n        %

Nữ

n          %

>15 – 20               14        19,7                7          9,8
>20 – 30               10  14,1               12         16,9
>30 – 40                8         11,3                2           2,8
>40                9         12,7                9           12,7
Cộng               41        57,8

               30         42,2

Nhận xét: Nam chiếm 57,8%, nữ chiếm 42,2%. Nhóm tuổi > 30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (31%). Trên 40 tuổi chỉ chiếm 12,7%.

Bảng 2: Tỷ lệ sốc ở bệnh nhân SHXD nặng

Biểu hiện sốc n %
Đe dọa sốc 3 4,2
Sốc 2 2,8
Tràn dịch bụng- phổi

lượng nhiều

25 35,2

Nhận xét: Tràn dịch màng bụng – màng phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (35,2%). Đe doạ sốc chiếm 4,2%. Chỉ có 2,8% trường hợp ghi nhận sốc.

Bảng 3: Biểu hiện xuất huyết ở bệnh nhân SHXD nặng

Biểu hiện xuất huyết n %
XH tiêu hóa 12 16,9
XH âm đạo kéo dài 7 9,9
Tiểu ra máu 2 2,8
XH khác 37 52,1
Cộng 58 81,7

Nhận xét: Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết chiếm tỷ lệ khá cao (81.7% ). Trong đó XH tiêu hoá chiếm 16.9%. XH âm đạo kéo dài 9.9%. Tiểu ra máu chiếm 2.8%.

Bảng 4: Tổn thương gan ở bệnh nhân SHXD nặng (khảo sát ở 35 bệnh nhân)

Transaminase (U/L) n (n=35) %
AST < 500 12 34,3
AST 500 – 1000 6 17,2
AST > 1000 2 5,7
ALT < 500 7 20,0
ALT 500 – 1000 4 11,4
ALT > 1000 4 11,4

Nhận xét: Có 28,6% có transaminase ở mức khá cao (500 – 1000 U/L); hơn 17% bệnh nhân có AST hoặc ALT cao hơn 1000 U/L.

Bảng 5: Giảm tiểu cầu ở bệnh nhân SHXD nặng

Tiểu cầu (109/L) n %
> 50 – 100 5 7,0
> 15 – 50 12 16,9
5 – 15 34 47,9
< 5 20 28,2
Cộng 71 100,0

Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có tiểu cầu giảm và giảm rất thấp.93% có giảm <50.109/L, 76,1% giảm dưới 15. 109/L và đến 28,2% giảm dưới 5. 109/L

Bảng 6:Truyền tiểu cầu

Truyền tiểu cầu n %
Không truyền 27 38
1 đơn vị 34 47,9
2 đơn vị 8 11,3
3 đơn vị 1 1,4
5 đơn vị 1 1,4

Nhận xét: Hơn 60% bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu. Trong đó 47,9% truyền 1 đơn vị. Có 2 bệnh nhân được truyền đến 3 và 5 đơn vị.

Bảng 7: Thời gian điều trị

Thời gian điều trị n %
< 5 ngày 8 11,3
5        – 7 ngày 41 57,7
>7 ngày 22 31,0

Nhận xét: Hơn 57% bệnh nhân có thời gian điều trị 5 – 7 ngày; 31% điều trị hơn 7 ngày.

  1. BÀN LUẬN

Trong số 71 trường hợp được chẩn đoán SXHD nặng, tuổi trung bình là 30.5+ 13.1, thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 66 tuổi. Nam chiếm 57,8%, nữ chiếm 42,2%. Nhóm tuổi > 30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (31%). Trên 40 tuổi chỉ chiếm 12,7%.

Theo nghiên cứu của Hoàng Quốc Cường và cs (2011) tuổi trung bình là 26,3 tuổi, tỷ lệ mắc là 1,38 [4]. Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới. Nhóm tuổi >30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (31%) . Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Sam SS và cs nghiên cứu SXHD ở Malaysia (2006 – 2007). Kết quả có 10 bn tử vong. 9/10 là nữ, tuổi trung bình rất cao: 32 tuổi. Tất cả đều có SXHD thứ phát. [7]

Bệnh nhân có tràn dịch màng bụng – màng phổi chiếm tỷ lệ khá cao (35,2%). Đe doạ sốc chiếm 4,2%. Chỉ có 2,8% trường hợp ghi nhận sốc. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tống Viết Thắng, Trịnh Thị Xuân Hòa ghi nhận các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng ở bệnh nhân SXHD là vật vã, li bì, gan lớn, đau bụng tăng, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết nội tạng, tràn dịch màng ngoài tim. [2]

Theo Kittigul L và cs, hội chứng sốc dengue ghi nhận ở 10,8% trong số 286 bn ở một bệnh viện tỉnh ở Thái Lan (2003 – 2004). [5] Các tác giả Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Văn Kính nghiên cứu đặc điểm sốc dengue ở bệnh nhân người lớn điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho thấy các biểu hiện nặng kèm theo sốc: xuất huyết tiêu hóa (18%), suy hô hấp (18%), rối loạn ý thức (11,5%), tràn dịch màng phổi (55,3%), màng bụng (45,2%). [3]

Lee IK và cs thấy rằng các nguyên nhân gây tử vong bao gồm xuất huyết tiêu hóa, hội chứng sốc dengue, hội chứng sốc dengue kèm xuất huyết dưới màng nhện, viêm phổi liên quan thở máy, viêm màng não do K.pneumonie. [6]

Theo bảng 3, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết chiếm tỷ lệ khá cao (81.7% ). Trong đó XH tiêu hoá chiếm 16.9%. XH âm đạo kéo dài 9.9%. Tiểu ra máu chiếm 2.8%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo, Dương Bích Thủy, 21,3% bệnh nhân có xuất huyết nặng, bao gồm XH tiêu hóa, xuất huyết âm đạo, chảy máu mũi kéo dài… [1]

Theo Kittigul L và cs, những triệu chứng và dấu chứng thường gặp ở bệnh nhân người lớn cao hơn trẻ em là xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn và nôn, đau đầu, đau quanh hốc mắt (p < 0.05). Về xét nghiệm, thường gặp cô đặc máu, giảm tiểu cầu, tăng ALT, thời gian prothrombin kéo dài hơn so với trẻ em.

Theo kết quả ở bảng 4, 28,6% bệnh nhân có transaminase ở mức khá cao (500 – 1000 U/L); hơn 17% bệnh nhân có AST hoặc ALT cao hơn 1000 U/L.

. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Văn Kính: Tổn thương gan ghi nhận ở 82,5% và 59,5% bn có AST và ALT tăng hơn 2 lần GTBT (> 80 IU/L)

Các tác giả Tống Viết Thắng, Trịnh thị Xuân Hòa ghi nhận ALT, AST  trung bình > 200 U/L là một trong những yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng ở bn SXHD. [2]

Hầu hết bệnh nhân có tiểu cầu giảm và giảm rất thấp. 93% có giảm <50.109/L, 76,1% giảm dưới 15. 109/L và đến 28,2% giảm dưới 5. 109/L. Hơn 60% bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu. Trong đó 47,9% truyền 1 đơn vị. Có 2 bệnh nhân được truyền đến 3 và 5 đơn vị.

Theo Lee IK và cs, 33,3% bệnh nhân tử vong do SXHD có tiểu cầu giảm < 20.000/µL.

Theo kết quả ở bảng 7, hơn 57% bệnh nhân có thời gian điều trị 5 – 7 ngày; 31% điều trị hơn 7 ngày. Sam SS và cs ghi nhận ngày nhập viện trung bình từ khi khởi phát là 4,7 ngày. Tử vong sau 2,4 ngày điều trị. [7]

 

  1. KẾT LUẬN

Tràn dịch màng bụng – màng phổi chiếm tỷ lệ khá cao (35,2%). Chỉ có 2,8% trường hợp ghi nhận sốc. Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết chiếm 81,7%. Trong đó XH tiêu hoá chiếm 16,9%. XH âm đạo kéo dài 9,9%. Tiểu ra máu chiếm 2,8%. Có 28,6% bệnh nhân ghi nhận transaminase ở mức khá cao (500 – 1000 U/L); hơn 17% bệnh nhân có AST hoặc ALT cao hơn 1000 U/L.

Hầu hết bệnh nhân có tiểu cầu giảm và giảm rất thấp. 93% có giảm <50.109/L, 76,1% giảm dưới 15. 109/L và đến 28,2% giảm dưới 5. 109/L. Hơn 60% bệnh nhân có chỉ định truyền tiểu cầu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Hảo, Dương Bích Thủy (2013), Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan biến chứng xuất huyết nặng trong bệnh sốt xuất huyết dengue ở người lớn, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17, Số 1, tr. 165 – 172.
  2. Tống Viết Thắng, Trịnh thị Xuân Hòa (2013), Một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue điều trị tại Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viên Quân y 103 (201-2012), Truyền Nhiễm Việt Nam, số 3., tr. 29 – 32.
  3. Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Văn Kính (2013), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốc dengue ở bệnh nhân người lớn điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Truyền Nhiễm Việt Nam, số 2., tr. 10 – 12.
  4. Cuong HQ et al (2011), “Quantifying the Emergence of Dengue in Hanoi, Vietnam: 1998–2009, PLoS Negl Trop Dis. 5(9), tr. 1-7.
  5. Kittigul L., et al. (2007), “The differences of clinical manifestations and laboratory findings in children and adults with dengue virus infection, J Clin Virol 39(2), pp. 76-81.
  6. Lee Ing-Kit., Liu Jien-Wei., and Yang Kuender D. (2012), “Fatal Dengue Hemorrhagic Fever in Adults: Emphasizing the Evolutionary Pre-fatal Clinical and Laboratory Manifestations, PLoS Negl Trop Dis. 6(2), pp. 1-8.
  7. Sam SS1Omar SFTeoh BT et al (2013), Review of Dengue hemorrhagic fever fatal cases seen among adults: a retrospective study., PLoS Negl Trop Dis.May 2;7(5):e2194.
  8. WHO (2009), Dengue guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control, Geneva.