Lư Thị Thu Huyền1, Hoàng Thị Thu Hương2,
Nguyễn Thị Thanh Bình3, Nguyễn Quỳnh Châu2
1. Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
2. Trường Đại học Y Dược Huế
3. Bệnh viện Trung ương Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định nồng độ folate huyết thanh, mức độ thiếu hụt và nguy cơ liên quan ở phụ nữ mang thai qua 3 thời kỳ thai nghén.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 180 phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014.
Kết quả: Nồng độ trung bình folate: 8,82 ± 4,83 (ng/mL). Tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu hụt nồng độ folate huyết thanh: 8,3% (<3 ng/mL). Nguy cơ thiếu hụt: 28,9% (≥3 – <6 ng/mL). Tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu: 39,4%. Giảm folate tăng cao ở nhóm thiếu máu (71,8%) so với nhóm không thiếu máu (14,7%) (p<0,01). Nồng độ folate tương quan thuận với: Hb, Hct, MCV, MCH, MCHC (p<0,01). Giảm folate liên quan đến tình trạng kinh tế (giảm ở nhóm kinh tế kém 64,7%), số lần mang thai (ở nhóm mang thai ≥4 lần, tỉ lệ giảm folate 60,9%.), số con (nhóm có ≥4 con, tỉ lệ giảm là 75%), quá trình bổ sung viên thuốc bổ chứa acid folic (nhóm không bổ sung hay bổ sung không thường xuyên có tỷ lệ giảm folate 84,2%) (p <0,05). Không có mối liên quan giữa tỷ lệ giảm folate so với nhóm tuổi, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nhóm tuổi thai (p >0,05).
Kết luận: Bệnh cảnh thiếu máu trên phụ nữ mang thai còn phổ biến (39,4%). Có sự giảm nồng độ folate (<6 ng/mL) với tỉ lệ cao 37,2%. Nồng độ trung bình của folate: 8,82 ± 4,83 (ng/mL) vẫn còn ở mức thấp so với tình hình chung trong khu vực và trên thế giới.
Từ khóa: Folate, thiếu máu.
ABSTRACT
STUDY ON FOLATE CONCENTRATION IN PREGNANT WOMEN
Lu Thi Thu Huyen1, Hoang Thi Thu Huong2,
Nguyen Thi Thanh Binh3, Nguyen Quynh Chau2
Objective: Measuring folate concentration, shortage level and related risks at pregnant women during the three pregnancy trimesters.
Research method: Designing descriptive study at 180 pregnant women who had health check at Huế College of Medicine and Pharmacy from July 2013 to April 2014.
Results: Average folate concentration is 8.82 ± 4.83 (ng/mL). The percentage of pregnant women who are lack of folate in their blood is 8.3% (<3 ng/mL). The shortage risk is 28.9% (≥3 – <6 ng/mL). The percentage of pregnant women who have anemia is 39.4%. Folate decreasing rate in the anemia group is 71.8%, which is higher than the group who do not have anemia (14.7%) (p<0.01). Folate concentration is correlated to: Hb, Hct, MCV, MCH, MCHC (p<0.01). The folate decreasing rate is correlated to family finance status (which is 64.7% at the group of pregnant women in poor family), number of carriage times (which is 60.9% at the group of pregnant women who have ≥4 times of carriage), process of taking multivitamin supplementation with acid folic (which is 84.2% at the groups of pregnant women who do not take multivitamin supplementation or who do take it but not frequently) (p<0.05). There is no correlation between the folate decreasing rate with age, geography, education, occupation, and pregnancy age (p>0.05).
Conclusion: It is common to have anemia at pregnant women (39.4%). There is a decrease of folate concentration (<6 ng/mL) with a high rate (37.2%). Average folate concentration is 8.82 ± 4.83 (ng/mL), which is at a low level to compare with the general area and world level.
Key words: Folate, anemia.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Folate hay acid folic là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Folate tham gia vào quá trình tổng hợp acid nucleic, các tế bào máu và tổng hợp mô thần kinh. Dự phòng và điều trị thiếu máu do thiếu folate là một trong những giải pháp can thiệp y tế cộng đồng cho các đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên ở Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng phụ nữ trước và trong khi mang thai còn nhiều hạn chế. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai còn phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2008) tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 30,2%, riêng phụ nữ mang thai là 41,8%. Tại các nước Đông Nam Á, tỉ lệ thai phụ thiếu máu ở mức cao 48,2% và tại Việt Nam là 36,5% [11]. Thiếu máu do thiếu folate trên thế giới với tỉ lệ 26,6%, thiếu folate trên phụ nữ mang thai ở Srilanka lên đến 57%, tại Ấn Độ 41,6%, Trung Quốc 24% và tại Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ mang thai có nồng độ folate giảm là 41% [6], [10].
Hậu quả của việc thiếu máu do thiếu folate bao gồm bệnh cảnh thiếu máu hồng cầu to với những thay đổi trong tủy xương và máu ngoại vi. Cơ thể thiếu hụt folate dẫn đến tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh như giảm trí nhớ, trầm cảm, các khuyết tật ống thần kinh với tỉ lệ cảnh báo nguy cơ khuyết tật ống thần kinh thai nhi 3/1000 ở Trung quốc và 1,4/1000 tại Việt Nam [5], [6]. Thiếu hụt sản xuất folate dẫn đến sự thay đổi cấu tạo lớp nội mạc mạch máu, tiểu cầu, hệ thống đông máu và phản ứng mạch máu…[4].
Xuất phát từ thực tiễn đó, để tìm hiểu thêm về tỷ lệ thiếu folat ở phụ nữ mang thai và sự thay đổi nồng độ folate liên quan đến vấn đề thiếu máu thai kỳ, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
Xác định nồng độ folate huyết thanh ở những phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Khảo sát sự liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh với một số chỉ số huyết học, với thai kỳ, số lần mang thai, số tuổi thai phụ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 180 phụ nữ mang thai đến khám định kỳ tại phòng khám sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014. Loại trừ khỏi nghiên cứu những thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng hay mất máu cấp tính, bệnh máu ác tính, thai dị dạng, ung thư, HIV.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
– Khai thác bệnh nhân, ghi nhận các dữ liệu
– Ghi nhận kết quả: Folate < 6 ng/ml được xem là nguy cơ thiếu hụt [11], [12].
< 3ng/ml là thiếu hụt ; Hb < 110 g/L là thiếu máu
– Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm Medcalc 10.2
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định nồng độ trung bình và tỉ lệ của folate huyết thanh
Bảng 1. Tỉ lệ và nồng độ trung bình của folate ở phụ nữ mang thai
Folate (ng/mL) | n | % | ± SD | Ghi chú |
≥6 | 113 | 62,8 | 11,63 ± 3,89 | Bình thường |
≥3- <6 | 52 | 28,9 | 4,53 ± 0,90 | Nguy cơ thiếu hụt |
<3 | 15 | 8,3 | 2,50 ± 0,33 | Thiếu hụt |
Tổng | 180 | 100,0 | 8,82 ± 4,83 |
Nhận xét: Nhóm PNMT có nồng độ folate bình thường (≥6 ng/mL) chiếm tỉ lệ 62,8%. Nồng độ trung bình folate 11,63 ± 3,89 (ng/mL). Nhóm PNMT trong khoảng nguy cơ thiếu hụt folate (≥3 – <6 ng/mL) chiếm tỉ lệ 28,9% (4,53 ± 0,90). Nhóm PNMT thiếu hụt nồng độ folate (<3 ng/mL chiếm tỉ lệ 8,3% (2,50 ± 0,33). Nồng độ trung bình của folate ở tất cả các nhóm là 8,82 ± 4,83 (ng/mL). tỉ lệ giảm folate là 37,2% (Folat < 6ng/mL)
3.2. Sự liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh với một số đặc điểm dịch tễ, thai kỳ, huyết học.
3.2.1. Liên quan với đặc điễm dịch tễ
3.2.1.1. Nhóm tuổi
Bảng 2. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với nhóm tuổi
Nhóm tuổi | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
<25 | 23 | 8,16 ± 4,66 | 9 | 39,1 |
25 – <35 | 131 | 9,00 ± 4,82 | 48 | 36,6 |
≥35 | 26 | 8,48 ± 5,16 | 10 | 38,5 |
p | >0,05 | >0,05 |
Nhận xét: Nhóm PNMT tuổi <25 có tỉ lệ giảm folate cao 39,1%. Nhóm tuổi ≥35 với 38,5%. Nhóm tuổi 25 – <35 giảm thấp với tỉ lệ 36,6%. Nồng độ trung bình folate ở các nhóm có giá trị lần lượt 8,16 ± 4,66; 8,48 ± 5,16; 9,00 ± 4,82 ng/mL
3.2.1.2. Địa dư
Bảng 3. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với địa dư
Địa dư | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
Thành thị | 128 | 8,97 ± 4,78 | 44 | 34,4 |
Nông thôn | 52 | 8,46 ± 5,00 | 23 | 44,2 |
p | >0,05 | >0,05 |
Nhận xét: PNMT vùng nông thôn có tỷ lệ giảm folate cao (44,2%), vùng thành thị với tỉ lệ giảm thấp hơn (34,4%). Nồng độ trung bình folate ở các nhóm có giá trị lần lượt 8,46 ± 5,00; 8,97 ± 4,78 (ng/mL).
3.2.1.3. Kinh tế
Bảng 4. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với điều kiện kinh tế
Kinh tế | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
Kém | 17 | 5,22 ± 1,99 | 11 | 64,7 |
Trung bình | 134 | 8,81 ± 4,83 | 50 | 37,3 |
Khá | 29 | 10,99 ± 4,86 | 6 | 20,7 |
p | <0,05 | <0,05 |
Nhận xét: Nhóm PNMT kinh tế kém có tỷ lệ giảm folate cao 64,7% (5,22±1,99). Giảm ít nhất là nhóm kinh tế khá 20,7% (10,99 ± 4,86). Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p <0,05)
3.2.1.4. Tuổi thai
Bảng 5. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với tuổi thai
Tuổi thai | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
≤3 tháng | 34 | 8,02 ± 4,28 | 14 | 41,2 |
>3 tháng – ≤6 tháng | 81 | 8,44 ± 4,87 | 35 | 43,2 |
>6 tháng | 65 | 9,72 ± 5,00 | 18 | 27,7 |
p | >0,05 | >0,05 |
Nhận xét: Nhóm PNMT >3 tháng – ≤6 tháng có tỷ lệ giảm folate cao 43,2% (8,44 ± 4,87). Tiếp đến là nhóm ≤3 tháng với tỉ lệ giảm 41,2% (8,02 ± 4,28). Nhóm >6 tháng có tỉ lệ giảm folate thấp 27,7% (9,72 ± 5,00).
3.2.1.5. Số lần mang thai
Bảng 6. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với số lần mang thai
Lần mang thai | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | Tỉ lệ (%) | |||
lần 1 | 69 | 9,63 ± 4,61 | 17 | 24,6 |
lần 2 | 69 | 9,31 ± 5,19 | 27 | 39,1 |
lần 3 | 19 | 7,91 ± 4,58 | 9 | 47,4 |
≥4 lần | 23 | 5,67 ± 3,20 | 14 | 60,9 |
p | <0,05 | <0,05 |
Nhận xét: Nhóm PNMT ≥4 lần có tỷ lệ giảm folate cao 60,9% (5,67 ± 3,20). Nhóm mang thai lần 3 và lần 2 với tỉ lệ giảm lần lượt là 47,4% và 39,1% (7,91 ± 4,58; 9,31 ± 5,19). Nhóm mang thai lần 1 thấp nhất với 24,6% (9,63 ± 4,61). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.2.1.6. Số con của thai phụ
Bảng 7. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate với số con của sản phụ
Số con | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
0 con | 72 | 9,34 ± 4,72 | 20 | 27,8 |
1 con | 70 | 9,43 ± 5,08 | 27 | 38,6 |
2 con | 20 | 7,69 ± 4,36 | 8 | 40,0 |
3 con | 14 | 6,03 ± 3,79 | 9 | 64,3 |
≥4 con | 4 | 4,18 ± 1,41 | 3 | 75 |
p | <0,05 | <0,05 |
Nhận xét: PNMT có ≥4 con có tỷ lệ giảm folate cao 75% (4,18 ± 1,41). PNMT có 3 con, 2 con và PNMT có 1 con với tỷ lệ giảm lần lượt là 64,3%; 40% và 38,6% (6,03 ± 3,79; 7,69 ± 4,36; 9,43 ± 5,08). PNMT chưa có con giảm thấp với 27,8% (9,34 ± 4,72). Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
3.2.1.7. Bổ sung viên thuốc bổ chứa acid folic
Bảng 8. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate
với việc bổ sung viên thuốc bổ chứa folate
Viên acid folic | Số PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | |||
Có bổ sung | 142 | 10,07 ± 4,62 | 35 | 24,6 |
Không bổ sung | 38 | 4,14 ± 1,82 | 32 | 84,2 |
p | <0,05 | <0,05 |
Nhận xét: Nhóm PNMT không bổ sung hay bổ sung không thường xuyên viên thuốc bổ chứa acid folic có tỷ lệ giảm folate rất cao 84,2% (4,14 ± 1,82). Nhóm có bổ sung viên acid folic đầy đủ có tỉ lệ giảm folate thấp 24,6% (10,07 ± 4,62).
3.2.2. Liên quan đến một số chỉ số huyết học
3.2.2.1. Xác định tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu và không thiếu máu
Bảng 9. Tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu và không thiếu máu
Hb (g/L) | n | % | ± SD | Ghi chú |
≥110 | 109 | 60,6 | 116,7 ± 5,1 | Không thiếu máu |
<110 | 71 | 39,4 | 102,79 ± 5,83 | Thiếu máu |
Tổng | 180 | 100 | 111,21 ± 8,69 |
Nhận xét: Nhóm PNMT không thiếu máu (Hb ≥110 g/L), chiếm tỉ lệ 60,6%, nồng độ trung bình của Hb là 116,7 ± 5,1 (g/L). Nhóm PNMT thiếu máu (Hb <110 g/L) chiếm tỉ lệ 39,4%. Nồng độ trung bình của Hb là 102,79 ± 5,83 (g/L).
3.2.2.2. Tỉ lệ giảm folate và nồng độ trung bình folate ở PNMT thiếu máu và không thiếu máu
Bảng 10. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm và nồng độ trung bình của folate
ở PNMT thiếu máu và không thiếu máu
Đối tượng PNMT | ± SD
(folate ng/mL) |
Giảm folate (<6ng/mL) | |
n | % | ||
Không thiếu máu (n=109) | 11,24 ± 4,40 | 16 | 14,7 |
Thiếu máu (n=71) | 5,11 ± 2,61 | 51 | 71,8 |
p | <0,05 | <0,05 |
Tương quan giữa nồng độ folate với lượng Hb
Nhận xét: PNMT thiếu máu có tỷ lệ giảm folate là 71,8%, nồng độ trung bình của folate là 5,11 ± 2,61 (ng/mL). PNMT không thiếu máu có tỷ lệ giảm folate là 14,7% (16/109), nồng độ trung bình của folate là 11,24 ± 4,40 (ng/mL
3.2.2.3. Liên quan đến Hồng cầu, Hct, MCH, MCV, MCHC
Bảng 11. Sự liên quan giữa tỉ lệ giảm folate với HC, Hct, MCH, MCV, MCHC
Các chỉ số huyết học | Số PNMT | Giảm folate (<6 ng/mL) | |||
n | % | p | |||
HC (x1012/L) | ≥3,5 | 139 | 44 | 31,7 | <0,05 |
<3,5 | 41 | 23 | 56,1 | ||
Hct (%) | ≥33 | 116 | 25 | 21,6 | <0,05 |
<33 | 64 | 42 | 65,6 | ||
MCV (fL) | >100 | 4 | 0 | 0 | >0,05 |
≤100 | 176 | 67 | 38,1 | ||
MCH (pg) | >32 | 15 | 4 | 26,7 |
>0,05 |
28- ≤32 | 139 | 48 | 34,5 | ||
<28 | 26 | 15 | 57,7 | ||
MCHC (g/L) | >360 | 0 | 0 | 0 |
>0,05 |
320- 360 | 154 | 55 | 35,7 | ||
<320 | 26 | 12 | 46,2 |
Tương quan giữa nồng độ folate với MCV
Nhận xét: Sự khác biệt về tỉ lệ giảm folate so với các nhóm SLHC, Hct có ý nghĩa thống kê (p <0,05), các nhóm MCV, MCH, MCHC không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Có mối tương quan tuyến tính thuận ở mức yếu giữa nồng độ folate và MCV. (Hàm số y = 0,3809 x + 86,41 và hệ số r = 0,24 (p<0,01)
- BÀN LUẬN
Ở bảng1. cho thấy mức giảm theo nghiên cứu của chúng tôi là khá cao so với tình hình chung trong khu vực. Tại Đông Nam Á, Subadra (2001), tỉ lệ giảm folate trên PNMT ở Srilanka với 57%, Ấn độ 41,6%, Myama 13%, Thái Lan 15% [12]. Tại Việt Nam, Vũ Thị Thu Hiền và cộng sự (2008), tỉ lệ giảm folate 41%. Phạm Văn Thủy (2012) cho kết quả thấp hơn, 28% đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm folate (<6 ng/mL) [6], [9].
Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 2) cho thấy ở lứa tuổi <25, do kiến thức làm mẹ hạn chế, tâm lý mang thai lần đầu hay việc mang thai ngoài ý muốn khiến cho việc bổ sung folate và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu chưa được coi trọng. Năm 2005, MN Garcia-Casal nghiên cứu trên 163 PNMT ở Venezuela, tác giả kết luận tỉ lệ giảm folate ở PNMT có nhóm tuổi <25 cao hơn nhóm PNMT ≥25 với tỉ lệ giảm lần lượt là 38,7% và 34,9%. Tỉ lệ này khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [4].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3) cho thấy nguyên nhân thiếu máu do thiếu folate bắt nguồn từ nhận thức và cuộc sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe ít được các bà mẹ quan tâm và nhất là trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này không có nghĩa thống kê (p >0,05). Năm 2010, Arnaud Laillou và cộng sự nghiên cứu về tình hình dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ Việt Nam, tác giả cũng đưa ra kết luận giảm folate ở nông thôn cao hơn (30,5%) so với thành thị (25,3%) [9].
Kết quả cho thấy sự chênh lệch trong phân cấp giàu nghèo luôn là vấn đề thách thức cần được giải quyết và khắc phục của chính phủ.(bảng 4) Thiếu máu luôn đi đôi với nghèo nàn, chế độ dinh dưỡng thấp, đời sống kinh tế khó khăn, kiến thức và phong tục tập quán lạc hậu khiến sản phụ không thể đảm bảo an toàn cho vấn đề mang thai và sinh nở.
Về tuổi thai (bảng 5) Mặc dù sự khác biệt theo nghiên cứu của chúng tôi không có nghĩa thống kê (p >0,05) nhưng điều này cũng cho thấy tỉ lệ giảm folate ở các thời kỳ đáng được quan tâm và khắc phục. Nghiên cứu của Phạm Văn Thủy và cs trên phụ nữ tuổi sinh đẻ với tỉ lệ giảm folate 27,8%, nằm trong nhóm nguy cơ sinh con khuyết tật cao. Saba Kazmi với nhóm PNMT ≤3 tháng giảm folate thấp nhất (34,2%), nhóm PNMT >3 tháng – ≤6 tháng cao nhất với 45,6%, nhóm >6 tháng có tỉ lệ giảm folate là 37% [7], [9].
Trên đối tượng PNMT, nhu cầu folate hàng ngày rất lớn (600 mcg/ngày) nhưng hầu hết chưa được đáp ứng đầy đủ (Bảng 6 và 7). Mặt khác, ở đối tượng mang thai nhiều lần, thời gian nghỉ ngơi để phục hồi dinh dưỡng không có, đa số những phụ nữ này nằm ở nhóm kinh tế nghèo, lao động tự do, lớn tuổi, sinh con nhiều nên khả năng bổ sung vi chất dinh dưỡng, khả năng hấp thu folate kém hơn, nguồn folate dự trữ cũng cạn dần do đó họ rất dễ bị thiếu máu và thiếu máu ngày càng nặng.
Việc uống viên acid folic đóng vai trò rất quan trọng liên quan đến vấn đề thiếu máu do thiếu folate và sự bổ sung này có tác dụng rất tích cực trong các biện pháp phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của chúng tôi ( bảng 8), vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ gần 1/5 số PNMT không uống hoặc uống không đầy đủ viên acid folic, đây là một cảnh báo cần thiết được khắc phục đối với tất cả các bà mẹ chuẩn bị mang thai nên bổ sung đầy đủ các nguồn vitamin, các chế phẩm có chứa folate với một phác đồ thích hợp, cải thiện chất lượng bữa ăn, vận động giáo dục các kiến thức khoa học, bỏ các tập quán kiêng khem không cần thiết cả lúc chuẩn bị có thai trước đó 3 tháng, khi đã có thai và kể cả sau khi sinh.
Bảng 9 theo nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một tỷ lệ khá cao phụ nữ mang thai thiếu máu ( 39,4%). Điều này cho thấy cần phải kiểm tra định kỳ công thức máu và Hb của phụ nữ mang thai nhằm bổ sung kịp thời các viên sắt hay acid folic can thiệp tình trạng thiếu máu ở các đối tượng này.Ở những PNMT thiếu máu có tỉ lệ giảm folate rất cao (bảng 10), nồng độ trung bình folate nằm ở vùng thấp của mức giới hạn folate chứng tỏ có sự giảm dự trữ folate. Ở những PNMT không thiếu máu, tỉ lệ giảm folate ít hơn, nồng độ trung bình folate nằm ở điểm trung bình của mức giới hạn. Như vậy, khi có thai, nồng độ folate giảm thấp liên quan rõ rệt đến tình trạng thiếu máu. Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy có mối tương quan tuyến tính thuận trung bình giữa nồng độ folate và lượng Hb với hàm số y = 1,0591x + 101,87, hệ số r = 0,59 (p<0,01). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Trung: nồng độ trung bình của folate trên nhóm PNMT thiếu máu là 6,98 ± 3,19 (ng/mL), trên nhóm PNMT không thiếu máu là 10,38 ± 2,75 (ng/mL). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ folate với Hb [3].
Những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai của cơ thể người mẹ (tăng thể tích huyết tương và hồng cầu) ảnh hưởng đến việc đánh giá các thông số huyết học và sinh hóa. (Bảng 11 và biểu đồ 2). Thường thiếu máu ở PNMT là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, nếu thiếu máu hỗn hợp như kết hợp giữa thiếu folate, thiếu dinh dưỡng hay thiếu ferritin sẽ bị che lấp một số trường hợp thiếu máu hồng cầu to thực sự trên PNMT. Theo nghiên cứu của Dilshad Ahmed Khan và của Saba Kazmi đều cho kết quả PNMT thiếu máu do thiếu ferritin có kích thước MCV nhỏ [7], [8]. Do vậy, MCV không phải là một thông số đáng tin cậy để lồng ghép đánh giá giảm nồng độ folate ở các bà mẹ mang thai bị bệnh thiếu máu hồng cầu to. Do kinh phí hạn hẹp, chúng tôi không thể kết hợp phát hiện các trường hợp thiếu máu thực sự do nguyên nhân nào nhằm phục vụ cho việc phát hiện sàng lọc, đánh giá một thiếu máu hồng cầu to ở phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung và PNMT để kịp thời quản lý và phòng tránh mối nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.
Với kết quả nghiên cứu trên 180 PNMT đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế cho thấy có sự giảm nồng độ folate với tỉ lệ 37,2%. Ở nhóm phụ nữ mang thai thiếu máu, tỉ lệ giảm folate cao hơn nhiều (71,8%) so với nhóm không thiếu máu (14,7%).
Phụ nữ giảm folate ở thời kỳ 3 tháng đầu quan trọng hơn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mà theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này khá cao (41,2%), tỉ lệ phụ nữ mang thai không uống viên acid folic vẫn còn khá cao. Điều này là rất cần thiết nhằm khuyến cáo các phụ nữ sắp làm mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất acid folic để trẻ sinh ra được thông minh, khỏe mạnh, ngăn ngừa được các dị tật bẩm sinh không mong muốn.
Mặt khác, với đối tượng PNMT chúng tôi nghiên cứu, việc giảm folate chiếm tỉ lệ thấp ở nhóm PNMT là CBCC, ở thành thị, có trình độ học vấn cao, có điều kiện bổ sung đầy đủ dưỡng chất và kiến thức làm mẹ tốt, mang thai ít lần và có ít con…Ngược lại, vấn đề giảm folate xảy ra hầu hết ở nhóm PNMT làm việc vất vả, nặng nhọc, điều kiện kinh tế kém, ở vùng nông thôn với chế độ dinh dưỡng chưa được bảo đảm, không uống thêm thuốc bổ, lại có thai phụ sớm mang thai sau khi sinh đứa con trước và sau những lần sẩy thai, nằm ở nhóm đông con hay có thai phụ mới 22 tuổi đã mang thai lần 2…nên vấn đề thiếu máu do thiếu folate là không thể tránh khỏi. Nếu có điều kiện, nghiên cứu nên phát triển rộng ở vùng nông thôn nhiều hơn nữa và làm thêm một số xét nghiệm như sắt huyết thanh, vitamin B12 hay định lượng folate trong hồng cầu sẽ cho kết quả biện luận chính xác hơn.
- KẾT LUẬN
5.1. Nồng độ trung bình và tỉ lệ của folate huyết thanh ở phụ nữ mang thai
– Nồng độ trung bình của folate: 8,82 ± 4,83 (ng/mL).
– Nguy cơ thiếu hụt nồng độ folate: 28,9% (≥3 – <6 ng/mL).
– Thiếu hụt nồng độ folate: 8,3% (<3 ng/mL).
5.2. Mối liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh với các chỉ số huyết học, với thai kỳ, số lần mang thai, số tuổi thai phụ
2.1. Mối liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh với thai kỳ, số lần mang thai, số tuổi thai phụ
– Ở nhóm mang thai ≥4 lần, tỉ lệ giảm folate cao (60,9%) và thấp nhất ở nhóm mang thai lần 1 (24,6%) (p <0,05).
– Ở nhóm có ≥4 con, tỉ lệ giảm folate là 75% và thấp nhất ở nhóm chưa có con với 27,8% (p <0,05).
– Nhóm không bổ sung hay bổ sung không thường xuyên viên thuốc bổ chứa acid folic có tỷ lệ giảm folate rất cao 84,2%. Nhóm có bổ sung đầy đủ có tỉ lệ giảm folate thấp 24,6% (p <0,05).
– Giảm nồng độ folate tăng cao ở nhóm kinh tế kém (64,7%), nhóm kinh tế trung bình (37,3%), nhóm kinh tế khá thấp nhất (20,7%) (p <0,05).
– Không có mối liên quan giữa tỷ lệ giảm folate và nồng độ trung bình của folate so với nhóm tuổi, địa dư và nhóm tuổi thai (p >0,05).
2.2. Mối liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh với các chỉ số huyết học ở phụ nữ mang thai
– Giảm nồng độ folate tăng cao ở nhóm thiếu máu (71,8%) và giảm thấp ở nhóm không thiếu máu (14,7%) (p<0,05).
– Giảm nồng độ folate ở nhóm có SLHC <3,5 x 1012/L là 56,1%, nhóm có SLHC ≥3,5 x 1012/L là 31,7% (p<0,05).
– Nhóm có Hct <33%, tỉ lệ giảm folate cao (65,6%), nhóm có Hct ≥33% giảm thấp hơn (21,6%) (p<0,05).
– Không có mối liên quan về tỉ lệ giảm folate so với các nhóm MCV, MCH, MCHC trên các đối tượng phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu (p>0,05).
2.3. Tương quan giữa nồng độ folate với các chỉ số huyết học
– Nồng độ folate huyết thanh tương quan thuận với:
+ Hb (y = 1,0591x + 101,87; r = 0,59 (p<0,01).
+ MCV (y = 0,3809 x + 86,41; r = 0,24 (p<0,01).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm Thúy Hòa, Nguyễn Lân, Trần Thúy Nga (2000), “So sánh hiệu quả bổ sung viên sắt với acid folic hàng tuần và hàng ngày lên tình trạng thiếu máu của phụ nữ nông thôn trong thời kỳ có thai”, Tạp chí Y học dự phòng, 4 (46), tr. 24-29.
- Cao Thị Thu Hương (2004), “Hiệu quả bổ sung đa vi chất lên tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm của phụ nữ có thai huyện Thanh Oai, Hà Tây”, Tạp chí Y học Dự phòng, 1(65), tr. 88-92.
- Nguyễn Viết Trung, Nguyễn Văn Nguyên (2003), “Nghiên cứu hàm lượng acid folic ở phụ nữ mang thai thiếu máu và không thiếu máu”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 4, tr. 51-53.
- Garcisa-Casal MN, Osorio C, Landaeta M, Leets I, Matus P, Fazzino F, Marcos E. (2005), “High prevalence of folic acid and vitamin B12 deficiencies in infants, children, adolescents and pregnant women in Venezuela”, European Journal of Clinical Nutrition, 59, pp. 1064-1070.
- Green TJ, Skeaff CM, Venn BJ, Rockell JE, Todd JM, Khor GL, Loh SP, Duraisamy G, Muslimatun S, Agustina R, Ling X, Xing X. (2007), “Red cell folate and predicted neural tube defect rate in three Asian cities”, Asia Pac J Clin Nutr, 16(2), pp. 269-273.
- Hien VTT, Lam NT, Khan NC, Dung NT, Skeaff CM, Venn BJ, Walmsley T, George PM, Lean JM, Brown MR, Green TJ. (2008), “Folate and vitamin B12 status of women of reproductive age living in Hanoi City and Hai Duong Province of Vietnam”, Public Health Nutrition, 12(7), pp. 941-946.
- Kazmi S, Ayyub M, Ikram N, Iqbal S. (2013), “Red Cell Folate, Serum Vitamin B12 and Ferritin Levels During Pregnancy and their Correlation with Red Cell Indices”, Journal of Rawalpindi Medical College (JRMC), 17(1), pp. 91-94.
- Khan DA, Fatima F, Imran R, Khan FA. (2010), “Iron, folate and cobalamin deficiency in anaemic pregnant females in tertiary care centre at Rawalpindi”, J Ayub Med Coll Abbottabad, 22(1), pp. 17-21.
- Laillou A, Thuy Van Pham, Nga Thuy Tran, Hop Thi Le, Wieringa F, Rohner F, Fortin S, Mai Bach Le, Do Thanh Tran, Fanner RM, Berger J. (2012), “Micronutrient Deficits Are Still Public Health Issues among Women and Young Children in Vietnam”, PLoS ONE, 7(4), pp. 34906.
- Seshadri S. (2001), “Prevalence of micronutrient deficiency particularly of iron, zinc and folic acid in pregnant women in South East Asia”, British Journal of Nutrition, 85(2), pp. 87-92.
- WHO (2008). Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005. WHO Global Database on Anaemia, World Health Organization, (http://whqlibdoc.who. int/publications/2008/9789241596657_eng.pdf), pp. 1-8.
- WHO (2012). Serum and red blood cell folate concentrations for assessing folate status in populations, World Health Organization, pp. 1-5.