Hoàng Đình Lợi1, Hoàng Thị Thu Hương 2, Lê Thị Phương Anh1,
Trần Hữu An1, Tôn Thất Ngọc1
1. Bệnh viện Trung ương Huế
2. Trường Đại học Y Dược Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định nồng độ osteocalcin huyết tương ở người nam giới cao tuổi bị hội chứng chuyển hoá. Khảo sát mối tương quan giữa Osteocalcin huyết tương với các thành tố của hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên 100 người nam giới cao tuổi, trong đó: 50 nam giới đến khám tại phòng khám Bệnh viện Trung ương Huế được chẩn đoán có Hội chứng chuyển hóa và nhóm chứng gồm 50 nam giới cùng độ tuổi, khỏe mạnh, không bị hội chứng chuyển hóa. Cả hai nhóm đối tượng đều được khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, đo chiều cao, cân nặng, tính BMI, đo vòng bụng, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, xét nghiệm glucose máu đói, bilan lipid.
Kết quả: Nồng độ trung bình của Osteocalcin trên nhóm có hội chứng chuyển hoá là 19,64 ± 8,30 ng/mL thấp hơn nhóm không có hội chứng chuyển hoá (25,47 ± 12,88 ng/mL).
Trong nhóm có hội chứng chuyển hoá, nồng độ Osteocalcin ở nhóm có tăng Triglycerid là 17,02 ± 6,08 ng/mL, thấp hơn ở nhóm không tăng Triglycerid (31,61 ± 6,35 ng/mL). Nồng độ Osteocalcin tương quan nghịch với vòng bụng, glucose huyết tương, Triglycerid.
Kết luận: Nồng độ trung bình của Osteocalcin trên nhóm nam giới cao tuổi có hội chứng chuyển hoá thấp hơn nhóm không có hội chứng chuyển hoá. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ osteocalcin huyết tương với vòng bụng, nồng độ glucose huyết tương, Triglycerid.
Từ khóa: Osteocalcin, nam giới cao tuổi.
ABSTRACT
STUDY ON PLASMA OSTEOCALCIN CONCENTRATION
IN ELDERLY MEN WITH METABOLIC SYNDROME
Hoang Dinh Loi1, Hoang Thi Thu Huong 2, Le Thi Phuong Anh 1,
Tran Huu An1, Ton That Ngoc1
Objectives: Determine plasma Osteocalcin concentration in elderly men (≥ 70 years old) with metabolic syndrome. Survey on the correlation between plasma Osteocalcin levels with the components of metabolic syndrome according to the criteria of International Diabetes Federation (IDF).
Subjects and methods: A descriptive, cross-sectional study on 100 elderly men. Then, we select 50 men with metabolic syndrome at the Examination Department, Hue Central Hospital as patients group and 50 men healthy without metabolic syndrome as control group. All person were measured height, weight, BMI, waist circumference, blood pressure, fasting plasma glucose, bilan lipid.
Results: The average concentration of Osteocalcin in group with metabolic syndrome were 19.64 ± 8.30 ng/mL lower than those without metabolic syndrome (25.47 ± 12.88 ng/mL). In the group with metabolic syndrome, Osteocalcin levels in group increasing Triglycerid were 17.02 ± 6.08 ng/mL lower than those without increasing Triglycerid (31.61 ± 6.35 ng/mL). Osteocalcin levels had inversely correlated with waist circumference, plasma glucose, Triglycerid.
Conclusions: The average concentration of Osteocalcin in group elderly men with metabolic syndrome were lower than those without metabolic syndrome. Osteocalcin levels was inversely correlated with waist circumference, plasma glucose, triglycerid.
Key words: Osteocalcin, elderly men
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 là thế kỷ của “các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” – Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 1990 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, hội chứng chuyển hoá và đái tháo đường là các bệnh không lây nhiễm được tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.Osteocalcin là một protein không thuộc dạng collagen, quan trọng nhất trong cấu trúc xương, là protein gắn kết calci chuyên biệt cho xương phụ thuộc vào vitamin K. Osteocalcin được xem như là dấu ấn cho sự hình thành và chuyển hoá xương [1]. Osteocalcin có tác động đến năng lượng của cơ thể bằng cách điều chỉnh chuyển hoá chất béo và glucose, nó tác động trực tiếp đến tế bào β của tuyến tuỵ làm tăng tiết Insulin. Ngoài ra Osteocalcin có liên quan đến các tế bào mỡ trắng về sự tiết một số adipokine có hoạt động nội tiết quan trọng như leptin, adiponectin và visfatin làm tăng độ nhạy cảm của Insulin [2], [6]. Một số tác giả cho rằng khối mỡ lớn sẽ bảo vệ chống lại loãng xương tuy nhiên những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khối mỡ tương quan nghịch với mật độ xương [4], [5]. Osteocalcin có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá năng lượng, tình trạng béo phì và đường máu. Nếu thiếu Osteocalcin thì sẽ dẫn tới béo phì, tăng glucose máu, không dung nạp đường và đề kháng với Insulin [3]. Một số nghiên cứu cho rằng osteocalcin lại tăng ở phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, vậy osteocalcin ảnh hưởng như thế nào đến nam giới cao tuổi bị hội chứng chuyển hoá?. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
– Xác định nồng độ osteocalcin huyết tương ở người nam giới cao tuổi bị hội chứng chuyển hoá.
– Khảo sát mối tương quan giữa Osteocalcin huyết tương với các thành tố của hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF).
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 50 nam giới cao tuổi (trên 70 tuổi) đến khám tại Bệnh việnTrung ương Huế được chẩn đoán có Hội chứng chuyển hóa và 50 nam giới cùng độ tuổi đến khám sức khỏe định kỳ, khỏe mạnh không có Hội chứng chuyển hóa làm nhóm chứng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa :
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo IDF 2005 [8]
Khi có béo bụng kết hợp với 2 trong 4 thành tố còn lại:
(Béo bụng: Vòng eo: > 90 cm (nam) và > 80 cm (nữ)) |
Huyết áp > 130/85 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp |
Giảm HDL-C Nam < 40 mg/dl (1,03 mmol/L)
Nữ <50 mg/dl (1,29mmol/L) hoặc đang dung thuốc điều trị đặc hiệu |
Triglycerid > 150 mg/dl (1,7 mmol/L) hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu |
Glucose máu lúc đói ≥ 100mg/dl (≥ 5,5 mmol/l) hoặc tiền sử có ĐTĐ type 2 |
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang có đối chứng
- Tiến hành cân, đo chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI), đo vòng bụng, đo huyết áp và cho xét nghiệm osteocalcin, glucose, bilan lipid.
Osteocalcin huyết tương được đo trên hệ thống máy sinh hóa miễn dịch tự động COBAS 6000 e601 theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang
Glucose, bilan lipid huyết tương được đo trên máy OLYMPUS 640, phương pháp so màu dùng enzyme.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 2. Nồng độ Glucose của nhóm bệnh và nhóm chứng
Glucose
(mmol/L) |
Nhóm bệnh
(n = 50) |
Nhóm chứng
(n = 50) |
p |
X ± | 7,85 ± 1,66 | 5,23 ± 0,48 | < 0,01 |
Nhận xét: Glucose nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (p<0,01).
Bảng 3. Các chỉ số Bilan Lipid của nhóm bệnh và nhóm chứng
Bilan Lipid
(mmol/L) |
Nhóm bệnh
( n = 50 ) |
Nhóm chứng
(n = 50 ) |
p |
Cholesterol | 6,39 ± 0,80 | 4,27 ± 0,57 | < 0,01 |
Triglycerid | 3,38 ± 2,39 | 1,20 ± 0,48 | < 0,01 |
HDL – C | 1,47 ± 0,43 | 1,51 ± 0,37 | > 0,05 |
LDL – C | 3,55 ± 0,92 | 2,09 ± 0,54 | < 0,01 |
Nhận xét: Các chỉ số Cholesterol, Triglycerid, LDL-C của nhóm bệnh đều cao hơn của nhóm chứng. Chỉ số HDL-C của nhóm bệnh có hơi thấp hơn của nhóm chứng, nhưng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này (p > 0,05 )
Bảng 4. So sánh chỉ số BMI của nhóm bệnh và nhóm chứng
BMI (kg/m2) | Nhóm bệnh
(n = 50) |
Nhóm chứng
(n = 50) |
p |
X ± SD | 21,78 ± 1,24 | 21,07 ± 1,36 | > 0,05 |
Nhận xét: BMI của nhóm bệnh không có sự khác biệt với nhóm chứng
Bảng 5. So sánh chỉ số VB của nhóm bệnh và nhóm chứng
Vòng bụng
(cm) |
Nhóm bệnh
(n = 50) |
Nhóm chứng
(n = 50) |
p |
Trung bình | 94,42 ± 2,84 | 87,44 ± 2,99 | < 0,01 |
Giá trị nhỏ nhất | 90 | 83 | |
Giá trị lớn nhất | 102 | 94 |
Nhận xét: Có sự khác biệt giữa VB nhóm bệnh và nhóm chứng ( p < 0,01 ). VB của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.
Bảng 6. So sánh nồng độ Osteocalcin của nhóm bệnh và nhóm chứng
Osteocalcin | Nhóm bệnh
(n = 50) |
Nhóm chứng
(n = 50) |
p |
Trung bình | 19,64 ± 8,30 | 25,47 ± 12,88 | < 0,05 |
Nhận xét: Osteocalcin của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng.
VÒNG BỤNG |
Y = – 1,031 X + 116,995
r2 = 0,124 p < 0,05 |
3.3. Phương trình tương quan đa biến
Phương trình hồi quy giữa Osteocalcin với Vòng bụng, Glucose, Triglycerid và HDL-C của nhóm bệnh: Y= 21,661 – (0,144 x Vòng bụng) – (0,172 x Triglycerid) + (0,087 x Glucose) + (7,806 x HDL-C).
- BÀN LUẬN
– Nghiên cứu của Yeap Bu B và cộng sự (2010) trên 2765 đối tượng người Úc (797 người bị HCCH, 1968 người thuộc nhóm chứng) cùng nhóm tuổi với nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả nồng độ trung bình Osteocalcin của nhóm chứng là 21,4 ± 5,3 ng/mL cao hơn nhóm có HCCH là 20,1 ± 7,2 ng/mL (p< 0,01 ) [7]. Nồng độ Osteocalcin nhóm bệnh của chúng tôi gần bằng Yeap Bu B. Nhưng nhóm chứng của chúng tôi lại cao hơn so với Yeap Bu B (25,47 ± 12,88 ng/mL so với 21,4 ± 5,3 ng/mL) (bảng 6). Điều này có thể giải thích do vòng bụng của nhóm chúng tôi nhỏ hơn của nhóm Yeap Bu B thì lượng mỡ trong cơ thể cũng thấp hơn. Osteocalcin lại tỷ lệ nghịch với khối mỡ do đó nồng độ Osteocalcin của nhóm chúng tôi sẽ cao hơn của Bu B Yeap [7].
Nồng độ trung bình của Osteocalcin trên nhóm có HCCH thấp hơn nhóm không có hội chứng chuyển hóa. Do nhómcó HCCH thì Glucose tăng, khối mỡ của cơ thể cũng cao hơn, mà Osteocalcin tỷ lệ nghịch với đường huyết, osteocalcin huyết tương cũng là một yếu tố dự báo nghịch của khối lượng mỡ và nồng độ mỡ máu. Điều này là phù hợp với kết quả những con chuột bị thiếu osteocalcin đều bị béo phì, và điều này có thể suy đoán rằng osteocalcin huyết tương cũng tham gia vào điều hoà lượng mỡ trong cơ thể người [3].
– Osteocalcin tỷ lệ nghịch với khối mỡ trong cơ thể, do đó Osteocalcin tương quan nghịch với Triglycerid( bảng . Nhóm bệnh nhân có HCCH thì có lượng mỡ trong cơ thể cao mà khối mỡ lại tỷ lệ thuận với vòng bụng của bệnh nhân (lượng mỡ chủ yếu tập trung tại bụng) vì vậy Osteocalcin tương quan nghịch với vòng bụng của bệnh nhân. Tác giả Yeap Bu B nghiên cứu trên các bệnh nhân tại Úc có kết quả Osteocalcin tương quan nghịch với vòng bụng của bệnh nhân (r = – 0,731; p < 0,05), như vậy cũng tương tự nghiên cứu của chúng tôi [7].
Nghiên cứu của Lee và công sự đã chỉ ra rằng những con chuột bị thiếu hụt osteocalcin bị béo phì và biểu hiện tăng đường huyết, không dung nạp glucose, và đề kháng insulin. Khi tiêm osteocalcin cho những con chuột này thì nồng độ đường trong máu giảm và nồng độ insulin tăng lên. Những phát hiện ở chuột chỉ ra những bằng chứng về một con đường mới trong sinh học về xương nơi osteocalcin có nguồn gốc từ nguyên bào xương có chức năng như một hormone điều tiết trao đổi chất cân bằng glucose [3].
Nghiên cứu của tác giả Alfadda Assim A tại Ả Rập Xê Út cũng cho kết quả nồng độ Osteocalcin cũng tương quan nghịch với nồng độ Triglycerid của bệnh nhân (r = – 0,405; p < 0,05) . Tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [1].
Nghiên cứu của tác giả Yeap Bu B thì không tìm thấy sự tương quan giữa Osteocalcin với nồng HDL-C của bệnh nhân có HCCH [7].
Nghiên cứu của tác giả Alfadda Assim A cũng có sự tương quan giữa Osteocalcin và nồng độ HDL-C nhưng ở mức thấp (r = 0,025, P = 0,023) [1].
- KẾT LUẬN
– Nồng độ trung bình của Osteocalcin trên nhóm có hội chứng chuyển hoá là thấp hơn nhóm không có hội chứng chuyển hoá)
– Osteocalcin tương quan nghịch với vòng bụng, glucose, Triglycerid,. Tương quan thuận với HDL-C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Alfadda Assim A, Afshan Masood, Shaffi Ahamed Shaik et al (2013), “Association between Osteocalcin, Metabolic Syndrome, and Cardiovascular Risk Factors: Role of Total and Undercarboxylated Osteocalcin in Patients with Type 2 Diabetes ”, International Journal of Endocrinology, 20: 13, Article ID 197519.
- Chillarón Juan J, Juana A Flores-Le Roux, David Benaiges, Juan Pedro-Botet (2014), “Subclinical cardiovascular disease in type 2 diabetes mellitus: To screen or not to screen”, World J Clin Cases,2(9): 415-421.
- Lee NK, Sowa H, Hinoi E, Ferron M, Ahn JD, Confavreux C, Dacquin R, Mee PJ, McKee MD, Jung DY, Zhang Z, Kim JK, Mauvais-Jarvis F, Ducy P, Karsenty G (2007),“Endocrine regulation of energy metabolism by the skeleton”, Cell, 130(3): 456-69.
- Misao Arimatsu, Takao Kitano, Naoko Kitano, Makoto Futatsuk (2009), “Correlation between bone mineral density and body composition in Japanese females aged 18-40 years with low forearm bone mineral density”, Environ Health Prev Med,14: 46-51.
5. Ravn P, Cizza G, Bjarnason NH, Thompson D, Daley M, Wasnich RD, McClung M, Hosking D, Yates AJ, Christiansen C (1999), “Low body mass index is an important risk factor for low bone mass and increased bone loss in early post menopausal women”, Journal of bone and mineral Research, 14(9): 1622-1627.
- Scherer PE (2006), “Adipose tissue: From lipid storage compartment to endocrine organ”, Diabetes, 55: 1537-1545.
- Yeap Bu B, S A Paul Chubb, Leon Flicker et al (2010), “ Reduced serum total osteocalcin is associated with metabolic syndrome in older men via waist circumference, hyperglycemia, and triglyceride levels ”, European Journal of Endocrinology, 163: 265-272.
- Zimmet Paul, George Alberti, Jonathan Shaw (2005), “A new IDF worldwide definition of the metabolic syndrome: the rationale and the results”, Diabetes Voice, 50(3): 31-33.