Nghiên cứu nồng độ S100 và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện Trung ương Huế

                                            Hoàng Trọng Hanh1, Nguyễn Cửu Lợi1, Bùi Mạnh Hùng1,

Trần Duy Hòa1, Trần Thừa Nguyên1,

Lê Thị Phương Anh1, Hoàng Khánh2

1. BVTW Huế; 2. Trường ĐH Y Dược Huế

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ S100 và NSE huyết thanh ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ S100 và NSE máu với một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi, giới, thang điểm Glasgow, thể tích tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 90 bệnh nhân nhồi máu não nhập viện tại khoa HSCC bệnh viện TW Huế và 100 chứng. Thu thập số liệu qua hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân NMN. Nghiên cứu ngang, mô tả. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, với phần mềm SPSS 19.0.

Kết quả: Tuổi trung bình nhóm bệnh là 68,3±13,1( Min 32. Max 90) và nhóm chứng là 64,8 ± 12,9)( Min 33. Max 88) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh có tuổi đa số từ 61 đến 80 tuổi (48,9%) là đối tượng bệnh nhân hưu trí già cả nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nồng độ trung bình của S100 và NSE ở nhóm bệnh cao hơn chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

Nồng độ S100 và NSE ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống, đối với S100 sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0.05). Giá trị điểm cắt để tiên đoán khả năng sống còn của S100 và NSE trong nghiên cứu này lần lượt là 0,21 mcg/l và 20,45ng/ml.

Tương quan giữa S100 và NSE với thang điểm Glasgow là tương quan nghịch, Phương trình tương quan lần lượt là: y= -0,1975x+ 10,439 (n=90, r=- 0,19 ,p>0,05). y= -0,0228x+ 11,02 ( n=90, r= – 0,29 , p<0,01).

Có mối tương quan thuận giữa S100, NSE với thể tích tổn thương. Phương trình tương quan lần lượt là: y = 20,6x + 67,71 (n=90, r=0,397 , p <0,001). y = 1,441x + 43,104 (n=90, r=0,359 , p< 0,05).

Kết luận: Giá trị điểm cắt để tiên đoán khả năng sống còn của S100 và NSE trong nghiên cứu này lần lượt là 0,21 mcg/l và 20,45ng/ml. Có mối tương quan nghịch giữa S100 và NSE với thang điểm Glasgow. Có mối tương quan thuận giữa S100 và NSE với thể tích tổn thương. Có thể dùng S100 và NSE để tiên lượng, theo dõi diễn tiến bệnh và thể tích tổn thương não.

Từ khóa: Nhồi máu não, thang điểm Glasgow, S100, NSE.

ABSTRACT

STUDY ON SERUM S100 AND NSE CONCENTRATION

IN PATIENTS WITH ACUTE CEREBRAL INFARCTION

AT INTENSIVE CARE UNIT OF HUE CENTRAL HOSPITAL

Hoang Trong Hanh1, Nguyen Cuu Loi1, Bui Manh Hung1,

Tran Duy Hoa1, Tran Thua Nguyen1,

Le Thi Phương Anh1, Hoang Khanh2

 

 

Objective: Survey on serum S100 and NSE concentration in patients with cerebral infarction during the acute phase. To detective the relationship between serum S100 and NSE concentrations with some other risk factors such as age, sex, Glasgow Coma Scale, cerebral lesion volume on computerized tomography.

Subjects and Methods: Study of 90 hospitalized patients with cerebral infarction at ICU of Hue Central Hospital and 100 controls. Data was collected through medical records of patients with acute cerebral infarction and control. The study method was acrossectional and descriptive. Data was analysed by the SPSS 19.0 software.

Results: The average age in study group was 68.3 ± 13.1 (Min 32 Max 90) and control group was 64.8 ± 12.9 (Min 33 Max 88) did not differ statistics significantly. The majority of patients with age group from 61 to 80 years old (48,9%) is retired elderly patients but it doesńt differ statistics significantly with p> 0.05. The average concentration of S100 and NSE in study group was higher in control group, the difference was statistics significantly(p<0.001). The concentration of S100 and NSE in mortality was higher in living groups, in which S100 was different statistics significantly (p <0.05). Cut-off value predicts the survival of S100 and NSE in this study is respectively 0.21 mcg / l and 20.45ng / ml. There is a inversely correlation between the S100 and NSE with Glasgow coma scale, The more comatose patients are, the more NSE and S100 increases. The correlation equation respectively:y = -0.1975×10.439 + (n = 90,r= – 0.19, p> 0.05). y = -0.0228x + 11.02 (n = 90, r = – 0.29, p <0.01). The greater volume of lesions is, the higher the concentration of S100 and NSE is. There is a agreement correlation between the S100 and NSE with lesion volume, the correlation equations respectively: y = 20.6x + 67.71 (n = 90, r = 0.397, p <0.001). y = 1.441x + 43.104 (n = 90, r = 0.359, p <0.05).

Conclusion: The cut-off value to predict the survival of S100 and NSE in this study respectively 0.21 mcg/l and 20.45ng/ml.There is a inversely correlation between S100 and NSE with Glasgow coma scale. There is positive correlation between S100 and NSE with lesion volume. S100 and NSE can be used to predict and monitor disease progression and the volume of cerebral lesions

Keywords: stroke, acute cerebral infarction, Glasgow coma scale, S100, NSE

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, tần suất mắc bệnh trong cộng đồng rất cao và ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam [3]. Bệnh không những ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội vì những phí tổn cho điều trị, phục hồi và chăm sóc cho người bệnh là rất lớn [1], [2].

Trong những năm gần đây, có nhiều kỹ thuật để nghiên cứu, theo dõi tai biến mạch máu não và dự đoán kết quả điều trị. Khám lâm sàng thần kinh là hữu ích khi chức năng thần kinh chưa bị tổn thương rộng nhưng ít giá trị trong đánh giá thể tích nhồi máu não hoặc bệnh những bệnh nhân hôn mê sau nhồi máu não. Những kỹ thuật chẩn đoán thần kinh học hiện đại như là như CT, MRI và siêu âm đã giúp các thầy thuốc lâm sàng xác định vị trí, thể tích của nhồi máu não và lập kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh lặp đi lặp lại hằng ngày là điều không thực tiễn. Vài kỹ thuật theo dõi đã được phát triển dựa trên việc đo lường các protein trong máu khác nhau, bao gồm NSE, myelin basic protein, và S100 protein… Trong đó protein chất chỉ điểm tổn thương não có thể cho phép xét nghiệm thường xuyên với nguy cơ tương đối thấp và vì vậy rất hiệu quả trong việc theo dõi diễn biến bệnh [7], [8].

Chúng tôi sử dụng protein S100 và NSE trong máu giúp theo dõi, tiên lượng và chẩn đoán sớm nhồi máu não trong khi chưa thấy tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính, [9], [10], [11]. Tại Việt Nam chưa thấy có công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:

– Khảo sát nồng độ protein S100 và NSE huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não trong giai đoạn cấp.

– Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ S100B, NSE với tuổi, giới, thang điểm Glasgow, thể tích tổn thương não, tiên lượng sống còn

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

            90 bệnh nhân được chẩn đoán NMN bằng chụp CT scan hoặc MRI sọ não, nhập viện điều trị tại Khoa HSCC Bệnh viện TW Huế từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 2 năm 2014 và 100 nhóm chứng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

           – Thu thập số liệu: chọn 90 bệnh nhân nhồi máu não nhập viện tại bệnh viện TW Huế. Thu thập số liệu qua hồ sơ, bệnh án của bệnh NMN và 100 nhóm chứng.

– Định lượng S100 và NSE máu theo kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang phân cực (FPIA = Fluorescence Polarization Immunoassay) trên máy hóa sinh miễn dịch tự động Cobas 6000 tại Bệnh viện TW Huế

– Giá trị bình thường theo hãng sản xuất:

                       Nồng độ S100 trong máu: 0,046-0,105microgram/L [9].

Nồng độ NSE trong máu: 15,7 – 17,0 ng/mL[9].

– Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, với phần mềm SPSS 19.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

Bảng 1. Đặc điểm chung

Giới Nhóm bệnh Nhóm chứng
n % n %
Nam 53 58,9 59 59,0
Nữ 37 41,1 41 41,0
Tổng 90 100 100 100
p > 0,05

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh có tuổi trung bình là 68,3±13,1. (Max 90. Min 32). Còn tuổi trung bình nhóm chứng là 64,8 ± 12,9 (Max 88. Min 33). Nhóm bệnh có tuổi đa số từ 61 đến 80 tuổi (48,9%) là đối tượng bệnh nhân hưu trí già cả nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2. Khảo sát nồng độ S100 và NSE huyết tương

Bảng 2. Nồng độ trung bình của S100 và NSE ở nhóm bệnh và chứng

Dấu ấn sinh học Nhóm bệnh Nhóm chứng
Mean±SD ( n=90) Mean±SD ( n=100)
S100 1,489± 2,663 0,062±0,029
NSE 38,36±34,46 14,79±3,49
p <0,001

Bảng 3. Liên quan giữa S100 và NSE với giới ở nhóm bệnh

GiớiNồng độ TB Nam (n=53) Nữ (n=37) P
S100 1,243±2,510 1,843±2,867 <0,05
NSE 36,27±29,04 41,35±41,25 <0,05

Bảng 4. Liên quan giữa S100 và NSE với nhóm sống và tử vong

           Sống/Tử vongNồng độ Sống (n=57) Tử vong (n=33) P
S100 0,991 ±1,893 2,350±3,501 < 0,05
NSE 33,44 ± 34,07 46,86± 33,96 > 0,05

Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu diễn đường cong ROC của NSE và S100 theo khả năng sống còn

Bảng 5. Độ nhạy, độ đặc hiệu của NSE, S100 theo khả năng sống-chết

Giá trị AUC Khoảng tin cậy 95% Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu
NSE 0,684 0,578 -0,777 20,45 87,88 50,00
S100 0,678 0,572 – 0,772 0,21 84,85 48,28

Diện tích dưới đường cong (AUC) của S100 là 67,8% tương đương với 68,4% của NSE. Giá trị điểm cắt để tiên đoán khả năng sống còn của S100 và NSE lần lượt là 0,21 mcg/l và 20,45ng/ml.

3.3. Tương quan giữa NSE, S100 với thang điểm Glasgow, thể tích tổn thương

Thang điểm Glasgow

                                                                                                              NSE

Biểu đồ 2. Đường hồi quy biểu diễn tương quan nghịch giữa nồng độ NSE và thang điểm Glasgow

Tương quan giữa NSE với thang điểm Glasgow tương quan nghịch, Phương trình tương quan:y= -0,0228x+ 11,02 ( n=90, r= – 0,29 , p<0,01)

Thang điểm Glasgow

S100

Biểu đồ 3. Đường hồi quy biểu diễn tương quan nghịch giữa nồng độ S100 và thang điểm Glasgow

Tương quan giữa S100 với thang điểm Glasgow tương quan nghịch, Phương trình tương quan:y= -0,1975x+ 10,439 (n=90, r=- 0,19 ,p>0,05)

Thể tích tổn thương (ml)

                                                                                                     Nồng độ S100(mcg/L)

Biểu đồ 4. Đường hồi quy biểu diễn tương quan thuận giữa nồng độ S100 và thể tích tổn thương

Thể tích tổn thương càng lớn thì nồng độ S100 càng cao. Có mối tương quan thuận giữa S100 với thể tích tổn thương, phương trình tương quan: y = 20,6x + 67,71 (n=90, r=0,397 , p< 0,01)

Thể tích tổn thương (ml)

                                                                                               Nồng độ NSE (ng/ml)

Biểu đồ 5. Đường hồi quy biểu diễn tương quan thuận giữa nồng độ NSE và thể tích tổn thương

Thể tích tổn thương càng lớn thì nồng độ NSE càng cao. Có mối tương quan thuận giữa NSE với thể tích tổn thương, phương trình tương quan: y = 1,441x + 43,104 (n=90, r=0,359 , p< 0,05)

  1. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung    

           Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh và chứng, nam nhiều hơn nữ nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Tuổi trung bình nhóm bệnh là 68,3±13,1( Min 32, Max 90) và nhóm chứng là 64,8 ± 12,9)( Min 33. Max 88) không có sự khác biệt. Nhóm bệnh có tuổi đa số từ 61 đến 80 tuổi (48,9%) là đối tượng bệnh nhân hưu trí già cả nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.Tuổi trung bình nhóm bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Missler và cộng sự 44 bệnh nhân nhồi máu não (Tuổi trung bình 65,1. Min: 32; Max: 87) [8].

4.2. Khảo sát nồng độ S100 và NSE

Nồng độ trung bình của S100 và NSE ở nhóm bệnh cao hơn chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

Liên quan giữa S100 và NSE với giới ở nhóm bệnh thì nữ cao hơn nam sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Nồng độ S100 và NSE ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống, đối với S100 sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0.05), còn NSE thì không có ý nghĩa phù hợp nghiên cứu của các tác giả nước ngoài S100 đặc hiệu hơn NSE như Martens P et al nghiên cứu 64 bệnh nhân [7].

Diện tích dưới đường cong (AUC) của S100 là 67,8% tương đương với 68,4% của NSE. Giá trị điểm cắt để tiên đoán khả năng sống còn của S100 và NSE trong nghiên cứu này lần lượt là 0,21 mcg/l và 20,45ng/ml.

Tương quan giữa NSE và S100 với thang điểm Glasgow là tương quan nghịch, bệnh càng hôn mê thì nồng độ 2 chất này càng tăng. Phương trình tương quan lần lượt là:y= -0,0228x+ 11,02 ( n=90, r= – 0,29 , p<0,01). y= -0,1975x+ 10,439 (n=90, r=- 0,19 ,p>0,05)

Tương quan giữa S100, NSE với thể tích tổn thương. Thể tích tổn thương càng lớn thì nồng độ S100 càng cao. Có mối tương quan thuận giữa S100 với thể tích tổn thương, phương trình tương quan: y = 20,6x + 67,71 (n=90, r=0,397 , p <0,001) tương tự kết quả của các tác giả nước ngoài, như Edward C.Jauch và cộng sự nghiên cứu 359 bệnh nhân cho thấy nồng độ S100 tương quan thuận với thể tích tổn thương trên CT scan sọ não( r=0,239, p<0.0001)[6]. Missler và cộng sự nghiên cứu 44 bệnh nhân bị nhồi máu não cho thấy nồng độ S100 tương quan với thể tích tổn thương (r=0,75, p<0,001) [8].

Thể tích tổn thương càng lớn thì nồng độ NSE càng cao. Có mối tương quan thuận giữa NSE với thể tích tổn thương, phương trình tương quan: y = 1,441x + 43,104 (n=90, r=0,359 , p< 0,05) tương tự kết quả của các tác giả nước ngoài, như Wu và cộng sự nghiên cứu 38 bệnh nhân bị nhồi máu não cho thấy nồng độ NSE tương quan với thể tích tổn thương (r = 0,81, p < 0,01) [12], Cunningham và cộng sự nghiên cứu 83 bệnh nhân bị nhồi máu não cho thấy nồng độ NSE tương quan với thể tích tổn thương (r = 0,36, p = 0,001)[4], Missler và cộng sự nghiên cứu 44 bệnh nhân bị nhồi máu não cho thấy nồng độ NSE tương quan thuận với thể tích tổn thương não( r=0,37, p<0,05) [8].

  1. KẾT LUẬN

           Giá trị điểm cắt để tiên đoán khả năng sống còn của S100 và NSE trong nghiên cứu này lần lượt là 0,21 mcg/l và 20,45ng/ml.Có mối tương quan nghịch giữa S100 và NSE với thang điểm Glasgow. Có mối tương quan thuận giữa S100 và NSE với thể tích tổn thương. S100 và NSE có thể dùng để tiên lượng, theo dõi diễn tiến bệnh và thể tích tổn thương não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Đăng (2003), Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 569 – 636.
  2. Hoàng Khánh (2010). Tai Biến Mạch Máu Não, Bài Giảng Sau Đại Học Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế.
  3. Hồ Hữu Lương (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
  4. Cunningham RT et al (1991), Serum neurone specific enolase (NSE) levels as an indicator of neuronal damage in patients with cerebral infarction, Eur J Clin Invest, 21, pp. 497- 500.
  5. Daniel T.Laskowitz et al (2009), Clinical usefulness of a biomarker-based diagnostic test for acute stroke, “ The biomarker rapid assessment in ischemic injury (brain) study, Stroke, 40, American heart Association, Inc, pp. 77- 85.
  6. Edward C.Jauch et al (2006), Association of serial biochemical markers with acute ischemic stroke, Stroke, 37, American heart Association, Inc. pp. 2508- 2513.
  7. 7. Martens P et al (1998), Serum S-100 and Neuron-Specific Enolase for prediction of Regaining Consciousness after Global Cerebral Ischemia, Stroke, 29(11), pp. 2363- 2366.
  8. 8. Missler Ulrich et al (1997), S100 protein and neuron-specific enolase concentration in blood as indicatiors of infarction volume and prognosis in acute ischemic stroke, Stroke a Jounal of cerebral circulation, 28(10), pp. 1956- 1960.
  9. 9. Nishant Anand, Latha G. Stead (2005),Neuron-Specific Enolase as a Marker for Acute Ischemic Stroke, Cerebrovasc Dis, 20(4), 213- 219
  10. 10. Roche Diagnostics (2009). S100, NSE, pp.1- 4
  11. 11. Schaarschmidt H, Prange HW, Reiber H (1994), Neurone specific enolase concentrations in blood as a prognostic parameter in cerebrovascular diseases, Stroke, 25, pp. 558- 565.
  12. 12. YC Wu, YB Zhao, (2004), Correlation between serum level of neuron-specific enolase and long-term funtional outcome after acute cerebral infarction: prospective study, Hong Kong Med J , 10(4), pp. 251- 254.