Hà Thị Huyền1, Nguyễn Viết Quang1
Khoa Gây mê hồi sức A, BVTW Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu khảo sát nồng độ TNF-α huyết thanh và đánh giá mối tương quan của TNF-α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 41 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại khoa Nội Nội tiết–Thần kinh–Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013.
Kết quả: nồng độ TNF-α huyết thanh trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 19,62±9,23 pg/ml. Nồng độ TNF-α huyết thanh tương quan thuận với tuổi (r=0,421; p<0,01); thời gian phát hiện bệnh (r=0,334; p<0,05); vòng bụng (r=0,646; p<0,001); BMI (r=0,367; p<0,05); insulin máu (rs=0,345; p<0,05); HOMA-IR (rs=0,334; p<0,01).
Kết luận: TNF-α tăng theo tuổi và thời gian phát hiện bệnh. TNF- α huyết thanh có mối tương quan với BMI, vòng bụng, insulin máu, HOMA-IR. Kết quả của chúng tôi hỗ trợ thêm giả thuyết rằng TNF-α có thể có vai trò trong đề kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, TNF-α huyết thanh
ABSTRACT
STUDY ON THE CONCENTRATION OF SERUM TUMOR NECROSIS FACTOR ALPHA
IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENTS
Ha Thi Huyen1, Nguyen Viet Quang1
Objective to investigate the levels of serum TNF-a in type 2 diabetes mellitus and to analyze its association with a number of clinical factors and subclinical in patients with type 2 diabetes mellitus.
Methods: A cross-sectional study on 41 patients with type 2 Diabetes mellitus being treated at the Endocrinology–Neurology–Respiratory of Internal Medicine Department, Hue Central Hospital from January 2013 to June 2013.
Results: The levels average of serum TNF-a in the patient with type 2 diabetes mellitus was 19.62±9.23 pg/ml. The concentration of serum TNF-a correlated with age (r=0.421; p<0.01); duration of diabetes (r=0.334; p<0.05); waist circumference (r=0.646; p<0.001); body mass index (r=0.367; p<0.05), serum insulin (rs=0.345; p<0.05); Homeostasis Model Assessment-estimated Insulin Resistance (rs=0.334; p<0.01).
Conclusions: TNF-a levels increases with age and longer duration of the disease. The serum TNF-a correlated to BMI, waist circumference, serum insulin, HOMA-IR. Our results further support the hypothesis that TNF-a may play a role in insulin resistance in patients with type 2 diabetes mellitus.
Keywords: type 2 diabetes mellitus, serum TNF-a.
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở hầu hết các nước phát triển trong đó đái tháo đường týp 2 chiếm 90 – 95% bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường không những gây ra các biến chứng nặng ảnh hưởng đến tuổi thọ và mà còn đòi hỏi kinh phí điều trị cao nó trở thành gánh nặng kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Yếu tố hoại tử u alpha (TNF-α) là một cytokin tiền viêm. Nó là một peptid có 157 acid amin, chủ yếu được sản xuất bởi đại thực bào, tế bào lympho và tế bào mỡ. Ở bệnh nhân béo phì tăng TNF-α làm tăng ly giải lipid ở mô mỡ, dẫn đến tăng nồng độ axít béo tự do chưa este hóa, tăng triglyceride, gây tình trạng “nhiễm độc mỡ” tế bào và các cơ quan, hậu quả có thể gây tổn thương tế bào và các cơ quan như lắng đọng triglyceride ở tế bào và nội mô, tăng tiết insulin nền thông qua kích thích glucose, đồng thời tăng ly giải glycogen ở gan, tăng tân tạo glucose, gây kháng insulin và dẫn đến đái tháo đường týp 2. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: khảo sát nồng độ TNF-α huyết thanh và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ TNF- α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 41 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa nội Nội tiết – Thần kinh – Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường: theo tiêu chuẩn ADA 2013 [4].
– Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2: theo tiêu chuẩn IDF 2005 [11].
– Tiêu chuẩn loại trừ: loại trừ những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có kèm theo: các bệnh lý nhiễm trùng, sau phẫu thuật, kèm các bệnh lý ác tính, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc nhóm corticoid.
– Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
– Nội dung nghiên cứu: khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng, xác định các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, vòng bụng. Đánh giá béo phì theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000 dành cho người trưởng thành châu Á đối với chỉ số BMI [10] và béo phì dạng nam qua chỉ số vòng bụng theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế 2005 dành cho người Nam Á [12]. BMI = trọng lượng cơ thể (kg) : [chiều cao cơ thể (m)]2.
+ Định lượng TNF-α huyết thanh: bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang (ICA) trên máy Immulite 1000 system của hãng DCD Hoa Kỳ tại khoa xét nghiệm Trung tâm Y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh.
+ Định lượng glucose máu tĩnh mạch: bằng phương pháp End-poit trên máy AU 640 của hãng OLYMPUS tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Trung ương Huế.
+ Định lượng HbA1c: bằng kỹ thuật ức chế ngưng kết hạt latex trên máy AU 640 của hãng OLYMPUS tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Trung ương Huế.
+ Định lượng insulin: bằng phương pháp miễn dịch gắn men phần nhỏ trên máy ARCHITECT Ci8200 của hãng ABBOTT tại khoa xét nghiệm trung tâm Y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tính chỉ số kháng insulin (Insulin Resistance: IR): theo công thức của D. R. Matthews bằng phương pháp HOMA (Homeostasis Model Assessment) [16].
HOMA-IR = Insulin lúc đói (μU/ml) x Glucose lúc đói (mmol/l) / 22,5
– Xử lý số liệu bằng phương pháp thông kê y học ứng dụng phần mềm SPSS 18.0.
+ Đánh giá sự tương quan giữa hai biến định lượng X,Y được biểu thị bằng hệ số r (tương quan Pearson nếu phân phối chuẩn) hoặc rs (tương quan Spearman nếu phân phối không chuẩn).
+ Số liệu được phân tích bằng thuật toán non-parametric Mann-Whitney U-test, Kruskal-Wallis test (so sánh đồng thời nhiều nhóm), chi bình phương Chi test. Sự khác biệt thống kê có ý nghĩa khi p < 0,05.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm | `C± SD |
Tuổi (năm) | 67,63 ± 11,24 |
Giới (nam/nữ) | 15/26 |
Thời gian phát hiện bệnh (năm) | 6,39 ± 3,74 |
BMI (kg/m2) | 22,78 ± 1,84 |
Vòng bụng (cm) | 86,54 ± 9,11 |
Glucose (mmol/l) | 10,82 ± 4,09 |
HbA1c (%) | 8,83 ± 2,71 |
Nồng độ TNF-Α (pg/ml) | 19,62 ± 9,23 |
3.2. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm TNF-α huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu
Nồng độ TNF-α (pg/ml) | Đối tượng nghiên cứu |
Thấp nhất | 7,42 |
Cao nhất | 35,50 |
`C± SD | 19,62 ± 9,23 |
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với tuổi
Nhóm tuổi (năm) | n | Nồng độ TNF-a trung bình (pg/ml) | p |
< 60 | 9 | 15,39 ± 5,85 | <0,05 |
≥ 60 | 32 | 20,81 ± 9,73 |
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với giới
Giới | n | Nồng độ TNF-α trung bình (pg/ml) | p |
Nam | 15 | 19,33 ± 7,60 | >0,05 |
Nữ | 26 | 19,79 ± 10,19 |
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa TNF-αhuyết thanh với thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện bệnh | n | Nồng độ TNF-αtrung bình (pg/ml) |
< 5 năm | 18 | 17,82 ± 8,46 |
5 – 10 năm | 16 | 19,82 ± 9,23 |
> 10 năm | 7 | 23,79 ± 11,02 |
p | >0,05 |
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với chỉ số BMI
Chỉ số BMI (kg/m2) | n | Nồng độ TNF-a trung bình (pg/ml) | p |
< 23 | 22 | 15,87 ± 8,67 | <0,01 |
≥ 23 | 19 | 23,96 ± 8,03 |
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với chỉ số vòng bụng
Vòng bụng (cm) | n | Nồng độ TNF-atrung bình (pg/ml) | p | ||
Giới | Nam | VB ≥ 90 | 4 | 23,40 ± 8,26 | >0,05 |
VB < 90 | 11 | 17,85 ± 7,16 | |||
Nữ | VB ≥ 80 | 16 | 25,53 ± 8,89 | <0,001 | |
VB < 80 | 10 | 10,61 ± 2,10 | |||
Béo phì dạng nam | Có | 20 | 25,10 ± 8,60 | <0,001 | |
Không | 21 | 14,40 ± 1,40 |
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với lipid máu
Rối loạn lipid máu | n | Nồng độ TNF-α trung bình (pg/ml) | p |
Có | 34 | 20,22 ± 9,01 | >0,05 |
Không | 7 | 16,70 ± 10,44 |
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với glucose máu
Glucose máu đói (mmol/l) | n | Nồng độ TNF-αtrung bình (pg/ml) | P |
3,90 – 7,20 | 11 | 18,54 ± 9,74 | >0,05 |
> 7,20 | 30 | 20,07 ± 9,15 |
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với HbA1c máu
HbA1c (%) | n | Nồng độ TNF-α trung bình (pg/ml) | P |
< 7 | 10 | 17,36 ± 9,23 | >0,05 |
≥ 7 | 31 | 20,35 ± 9,26 |
3.3. Mối tương quan giữa TNF-α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa nồng độ TNF-α với một số yếu tố lâm sàng
Nồng độ TNF-αĐặc điểm | Hệ số tương quan (r) | P |
Tuổi | 0,421 | <0,01 |
Thời gian phát hiện bệnh | 0,334 | <0,05 |
Chiều cao | 0,070 | >0,05 |
Cân nặng | 0,335 | <0,05 |
BMI | 0,367 | <0,05 |
Vòng bụng nam | 0,342 | >0,05 |
Vòng bụng nữ | rs = 0,779 | <0,001 |
Vòng bụng | 0,646 | <0,001 |
Bảng 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ TNF-α với một số yếu tố cận lâm sàng
Nồng độ TNF-αĐặc điểm | Hệ số tương quan(r, rs) | P |
hs-CRP | r = 0,474 | <0,01 |
Bạch cầu | r = 0,129 | >0,05 |
Cholesterol máu toàn phần | rs = 0,003 | >0,05 |
Triglycerid máu | rs = 0,205 | >0,05 |
HDL-Cholesterol máu | rs = -0,169 | >0,05 |
LDL-Cholesterol máu | rs = -0,077 | >0,05 |
Glucose máu đói | r = 0,085 | >0,05 |
Insulin máu đói | rs = 0,345 | <0,05 |
HOMA-IR | rs = 0,334 | <0,05 |
HbA1c | rs = 0,022 | >0,05 |
4.1. Mối liên quan giữa TNF-α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Nồng độ TNF- α huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu
Nồng độ TNF-α trung bình ở đối tượng nghiên cứu 19,62 ± 9,23 pg/ml. Nồng độ TNF- α thấp nhất 7,42 pg/ml và cao nhất 35,50 pg/ml. Nồng độ TNF- α huyết thanh trung bình trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 của chúng tôi cao hơn ở người bình thường có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm chứng là người khỏe mạnh của một số nghiên cứu trong nước tiến hành định lượng TNF- α huyết thanh bằng phương pháp ICA [1].
4.1.2. Mối liên quan giữa TNF- α, huyết thanh với tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, TNF- α có liên quan rõ rệt với tuổi, nồng độ TNF- α trung bình nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự Nguyễn Thị Phi Nga [3] cũng như NC. Olson và cs báo cáo, nồng độ TNF- α tăng theo tuổi, tuổi càng cao nồng độ TNF- α trung bình càng cao (p<0,001) [19]. Về giới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số tác giả khác nhận thấy TNF- α không có liên quan có ý nghĩa thống kê với giới [3], [19], [21], Như vậy theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như các tác giả khác ghi nhận, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ TNF- α với tuổi nhưng không có mối liên quan với giới.
4.1.3. Mối liên quan giữa TNF- α huyết thanh với thời gian phát hiện bệnh ở đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ TNF- α trung bình ở nhóm phát hiện bệnh < 5 năm 17,82 ± 8,46 pg/ml, nhóm từ 5 – 10 năm 19,82 ± 9,23 pg/ml và nhóm > 10 năm 23,79 ± 11,02 pg/ml. Sự khác biệt về nồng độ TNF- α trung bình giữa các nhóm không ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tương tự, Jatla Jyothi và cs nghiên cứu 50 bệnh nhân đái tháo đường, chia làm 3 nhóm theo thời gian phát hiện bệnh. Nhóm I có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm, nhóm II có thời gian phát hiện bệnh từ 5 – 10 năm, nhóm III có thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm. Tác giả không tìm thấy có sự khác biệt TNF- α trung bình giữa các nhóm [13].
4.1.4. Mối liên quan giữa TNF- α huyết thanh với chỉ số nhân trắc ở đối tượng nghiên cứu
Nồng độ TNF-Α trung bình ở nhóm BMI ≥ 23 kg/m2 cao hơn nhóm BMI <23 kg/m2 (p<0,01).
Nồng độ TNF- α trung bình nhóm béo phì dạng nam cao hơn nhóm không béo phì dạng nam. ở nữ vòng bụng ≥80 cm cao hơn nhóm có vòng bụng <80 cm (p<0,001).
Nồng độ TNF- α trung bình nam vòng bụng ≥90 cm 23,40 ± 8,26 pg/ml và < 90 cm 17,85 ± 7,16 pg/ml. Sự khác biệt nồng độ TNF- α trung bình giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Nồng độ TNF- α trung bình nhóm béo phì dạng nam 25,10 ± 8,60 pg/ml và nhóm BMI ≥23 kg/m2 14,18 ± 5,78 pg/ml. Sự khác biệt về nồng độ TNF- α trung bình giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Nguyễn Thị Phi Nga ghi nhận, nồng độ TNF- α trung bình ở nhóm có BMI ≥23 kg/m2 và có béo phì dạng nam cao hơn ở nhóm BMI <23 kg/m2 và không có béo phì dạng nam (p<0,01 và p<0,05) [3]. Patrizia Ziccardi và cs ghi nhận, nồng độ TNF- α trung bình trong nhóm béo phì cao hơn trong nhóm không béo phì với p <0,01 [23]. Rajeev Goyal và cs cho thấy, nồng độ TNF- α trên nhóm đái tháo đường týp 2 béo phì cao hơn nhóm không béo phì với p <0,0001 [8]. A. Cartier và cs báo cáo, nồng độ TNF- α ở nhóm 25 ≤ BMI < 30 và nhóm BMI ≥30 kg/m2 cao hơn nhóm BMI <25 kg/m2 có ý nghĩa thống kê [6]. Nels C. Olson và cs cho thấy, nồng độ TNF- α trung bình tăng cao ở nhóm BMI và vòng bụng tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,001) [19].
Những năm gần đây người ta nhận thấy mô mỡ còn là một cơ quan nội tiết nó tiết ra một số chất như: leptin, TNF-Α, các cytokine khác, adiponectin, các thành phần bổ thể, chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1 (plasminogen activator inhibitor 1), các protein của hệ rennin-angiotensin và resistin …trong đó có một số chất gây ra sự đề kháng insulin. Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng bụng/vòng mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt thụ thể dẫn đến sự thiếu insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi, chủ yếu là mô cơ và mô mỡ. Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrate thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen tại gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh đái tháo đường xuất hiện [2], [7].
4.2. Mối tương quan giữa TNF-α huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
4.2.1. Mối tương quan giữa TNF- α huyết thanh với hs-CRP
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu trên thế giới tìm thấy mối tương quan thuận giữa TNF- α với hs-CRP. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi tìm thấy có mối tương quan chặt hơn các tác giả khác, có thể do các tác giả khác tìm sự tương quan với CRP trong khi hs-CRP nhạy hơn. Đái tháo đường týp 2 là một bệnh pha cấp mà trong đó nồng độ cytokine tăng được tiết ra từ nhiều tế bào như đại thực bào, tổ chức mỡ và nội mạc dưới ảnh hưởng của dinh dưỡng, tuổi, gen hoặc quá trình chuyển hóa ở bào thai. Các cytokine chủ yếu là IL-1, IL-6, TNF-α tác động lên gan làm giải phóng các protein pha cấp như fibrinogen, CRP tác động lên tổ chức mỡ phóng thích leptin, tác động lên não giải phóng ACTH và sau đó là cortisol. Muộn hơn là tham gia vào béo, tăng huyết áp và kháng insulin [20].
4.2.2. Mối tương quan giữa TNF- α huyết thanh với chỉ số nhân trắc
Không có mối tương quan giữa nồng độ TNF- α huyết thanh với chiều cao, vòng bụng nam. Có mối tương quan thuận giữa TNF- α huyết thanh với cân nặng (r = 0,335 và p<0,05) và BMI (r = 0,367 và p<0,05).
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự như Jatla Jyothi và cs cũng tìm thấy mối tương quan giữa TNF- α và BMI) [13]. S. Mirza và cs cũng tìm thấy có sự tương quan thuận không chặt giữa TNF- α với BMI (rs = 0,11 và p < 0,05) [17]. Patrizia Ziccardi và cs (r = 0,40 và p < 0,02) [23]. D. Rajarajeswari và cs (rs = 0,383 và p = 0,006) [21]. E. Bertin và cs ghi nhận có mối tương quan giữa TNF- α với cân nặng (r = 0,37 và p<0,03) và BMI (r = 0,39 và p < 0,02) [5]. A. Cartier và cs báo cáo, có mối tương quan thuận giữa TNF- α với BMI (rs = 0,24 và p < 0,001) và cân nặng (rs = 0,23 và p < 0,001[6]. Nels C. Olson và cs nhận thấy, trên dân số chung TNF- α có mối tương quan với BMI (rs = 0,16 với p<0,0001). Các tác giả còn nhận thấy, mối tương quan giữa TNF-α với BMI không nhất quán trên các dân tộc, người da trắng không có nguồn gốc từ Tây Ban Nha (rs = 0,24; người Tây Ban Nha rs = 0,23 với p < 0,0001; người Mỹ gốc Phi rs = 0,12 với p<0,05) [19].
Ngược lại, nghiên cứu của Lele RD [15]; Hany A. Refaat [22]; Amina Nadeem [18] và Simona Gwozdziewiczová và cs [9] không tìm thấy mối tương quan giữa TNF- α với BMI.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của A. Cartier và cs báo cáo, có mối tương quan thuận giữa TNF- α với vòng bụng (rs = 0,25 và p < 0,001) [6], E. Bertin và cs (r = 0,52 và p<0,01) [5], Patrizia Ziccardi và cs (r = 0,55; p<0,01) [23]. Nels C. Olson và cs nhận thấy, trong dân số chung TNF- α có mối tương quan với vòng bụng (rs = 0,22 với p<0,0001). Các tác giả còn nhận thấy, mối tương quan giữa TNF- α với vòng bụng là nhất quán trên các dân tộc (người da trắng không có nguồn gốc từ Tây Ban Nha rs = 0,28; người Mỹ gốc Phi rs = 0,21; người Tây Ban Nha rs = 0,24 và p<0,0001) [19].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, TNF- α có mối tương quan với vòng bụng chặt hơn so với BMI và kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu khác. Kết quả này phù hợp các báo cáo trước đây cho thấy hệ thống TNF- α có liên quan chặt chẽ với béo nội tạng hơn béo toàn thể [6]có thể do béo bụng có liên quan chặt chẽ với đề kháng insulin hơn béo toàn thể [14].
TNF- α là một trung gian quan trọng của đề kháng insulin trong sinh bệnh học của béo phì. Sự mất dần chức năng của tế bào beta bị ảnh hưởng bởi đề kháng insulin với sự tác động của TNF- α. Bơm insulin có thể làm giảm TNF- α huyết thanh trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, và việc giảm cytokine này có thể tham gia vào việc cải thiện chức năng tế bào beta và làm giảm đề kháng insulin. Sự giảm nồng độ TNF- α có thể là một mục tiêu điều trị mới trong điều trị đái tháo đường gây ra bởi béo phì. Vì vậy, can thiệp làm giảm TNF- α trước khi chức năng tế bào beta mất dần có thể mang lại kết quả hứa hẹn trong việc điều trị thành công đái tháo đường.
- KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả nghiên cứu 41 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chúng tôi đưa đến kết luận sau:
– Nồng độ TNF- α trung bình nhóm ≥60 tuổi, có BMI ≥23 kg/m2, có béo phì dạng nam cao hơn nhóm <60 tuổi, BMI <23 kg/m2 và không béo phì dạng nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
– Có mối tương quan thuận giữa TNF- α huyết thanh với tuổi, thời gian phát hiện bệnh, cân nặng, vòng bụng, BMI, hs-CRP huyết thanh, insulin máu, HOMA-IR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Analyser Immulite (2008),”Tài liệu hướng dẫn định lượng TNF-α huyết tương”, Siemem Diagnosticatr, 1-6.
- Trần Hữu Dàng (2005),”Khái niệm hiện nay về mô mỡ”, Tạp chí Y học thực hành – Hội nghị khoa học Y Dược trường Đại học Y khoa Huế lần thứ XI, tr. 452-456.
- Nguyễn Thị Phi Nga (2009), Nghiên cứu nồng độ TNF-α, CRP huyết thanh và liên quan với hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc bằng siêu âm doppler mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện quân Y Hà Nội.
- American Diabetes Association (2013),“Diagnosis and classification of diabetes mellitius“, Diabetes Care, 36(Supp. 1), pp. S62-S69.
- Bertin E., Nguyen P., Guenounou M. et al (2000),“Plasma levels of tumor necrosis factor-alpha (TNF-alpha) are essentially dependent on visceral fat amount in type 2 diabetic patients“, Diabetes Metab, 26(3), pp. 178-182.
- Cartier A., Côté M., Bergeron J., Alméras N., Tremblay A., Lemieux I., Després J. P. (2010),“Plasma soluble tumour necrosis factor-alpha receptor 2 is elevated in obesity: specific contribution of visceral adiposity“, Clin Endocrinol (Oxf), 72(3), pp. 349-357.
- Cawthorn W. P., Sethi J. K. (2008),“TNF-α and adipocyte biology“, FEBS Lett 582, pp. 117-131.
- Goyal R., Faizy A. F., Siddiqui S. S., Singhai M. (2012),“Valuation of TNF-α and IL-6 levels in obese and non – obese diabetics: pre – and postinsulin effects“, North American Juornal of Medical Sciences, 4(4), pp. 80-184.
- Gwozdziewiczova S., Lichnovská R., Yahia R. B., et al (2005),“TNF-α in the development of insulin resistance and other disorders in metabolic syndrome “, Biomed. Papers, 149(1), pp. 109-117.
10.Inoue S., Zimmet P., Caterson I. et al (2000), The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment, World Health Organization, tr. 1-56.
11.International Diabetes Federation (2005),“Global Guideline for Type 2 Diabetes: Clinical Guidelines Task Force“, pp. 1-81.
12.International Diabetes Federation (2006), The IDF consensus worldwide definition of the metabolic syndrome, pp. 1-7.
13.Jyothi J. S., Rajarajeswari D., Naidu J. N. (2012),“Association of TNF-α with insulin resistance in type 2 diabetes mellitus“, Indian J. Med. Res., 135(1), pp. 127-130.
14.Kissebah A.H., Vydelingum N., Murray R., Evans D.J., Hartz A.J., Kalkhoff R.K., Adams P.W. (1982),“Relation of body fat distribution to metabolic complications of obesity“, J Clin Endocrinol Metab, 54(2), pp. 254-60.
15.Lele R.D., Joshi S.R., Gupte A. (2006),“Association of adipocytokines (leptin, adiponectin TNF-alpha), insulin and proinsulin with diabetes: the Mumbai Obesity Project [MOP]“, J Assoc Physicians India, 54, pp. 689-696.
16.Matthews D. R, Hosker J. P, Rudenski A. S (1985),“Homeostasis Model asessment: insulin resistance and β – cell function from fasting plasma glucose and insulin concentrations in man“, Diabetologia, 28, pp. 412-419.
17.Mirza S., Hossain M., Mathews T. et al (2012),“Type 2-Diabetes is Associated With Elevated Levels of TNF-alpha, IL-6 and Adiponectin and Low Levels of Leptin in a Population of Mexican American: A Cross-Sectional Study“, Cytokine, 57(1), pp. 136-142.
18.Nadeem A., Naveed A. K., Hussain M. M., Raza S. I. (2013),“Correlation of inflammatory markers with type 2 Diabetes Mellitus in Pakistani patients“, J. Postgrad Med. Inst., 27(3), pp. 267-273.
19.Olson N. C., Callas P. W., Hanley A. J. et al (2012),“Circulating levels of TNF-α are associated with impaired glucose tolerance, increased insulin resistance, and ethnicity: the Insulin Resistance Atherosclerosis Study“, J. Clin. Endocrinol Metab., 97(3), pp. 1032-1040.
20.Pickup J. C., Dphil, Frcpath (2004),“Inflammation and Activated Innate Immunity in the Pathogenesis of Type 2 Diabetes“, Diabetes Care, 27, pp. 813-823.
21.Rajarajeswari D., Ramalingam K., Naidu J. N. (2011),“Tumor necrosis factor-alpha in development of insulin resistance in type 3 diabetes mellitus “, International Journal of alpplied biology and pharmacrutical technology, 2(1), pp. 55-60.
22.Refaat H. A., Mady G. M., Mohammed M. et al (2010),“Correlation Between Tumor Necrosis Factor Alpha and Proteinuria in Type-2 Diabetic Patients“, Arab Journal of Nephrology and Transplantation, 3(1), pp. 33-38.
23.Ziccardi P., Nappo F., Giugliano G. et al (2002),“Reduction of inflammatory cytokine concentrations and improvement of endothelial functions in obese women after weight loss over one year“, Circulation, 105, pp. 804-809.