Breaking News

Phải 10 năm nữa mới có vaccine đặc chủng dành cho virus Zika

Loại vaccine này sẽ cần được Cục quan lý Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, đối những loại dược phẩm đặc chủng như vaccine thì khoảng thời gian này có thể có thể kéo dài từ 10 đến 12 năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp về vấn sự lây lan của virus Zika – một tác nhân gây bệnh não nhỏ ở trẻ nhỏ – sau khi báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy loại virus này đã xuất hiện hơn 24 quốc gia trên toàn thế giới. WHO nhận định rằng virus Zika là cực kỳ đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho biết mặc dù đã được phát hiện từ năm 1947 nhưng lúc đó Zika chưa được coi là mối đe dọa lớn đối với con người, quan điểm này đã hoàn toàn thay đổi sau khi nhiều trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ được xác định rằng có thể liên quan đến Zika. Mặc dù chưa hề có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh được sự liên hệ này.

WHO nhận định rằng virus Zika là cực kỳ đáng lo ngại.
WHO nhận định rằng virus Zika là cực kỳ đáng lo ngại.

Hiện nay, các nhà khoa học đã bắt tay vào việc điều chế vaccine để đề phòng việc đại dịch Zika có thể bùng nổ trên toàn cầu, mặc dù vậy họ cũng khẳng định rằng thời gian phát triển loại vaccine này mất ít nhất khoảng 10 năm. Theo lời giáo sư Nikos Vasilakis tại Trung tâm phòng vệ sinh học và ngăn chặn bệnh truyền nhiễm Galveston, loại vaccine này rất khó có thể được điều chế trong vài tháng vì Zika là những người nhiễm Zika đổi khi lại không có biểu hiện bệnh lý gì nên rất khó để xác định và thu thập đủ mẫu tế bào cho công việc nghiên cứu. Thêm vào đó, loại vaccine này sẽ cần được Cục quan lý Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, đối những loại dược phẩm đặc chủng như vaccine thì khoảng thời gian này có thể có thể kéo dài từ 10 đến 12 năm.

Trong tình hình hiện nay, nhiều chuyên y tế của Mỹ đã nhận định rằng trẻ em quốc gia này có rất ít khả năng bị lây nhiễm virus Zika cho dù tình trạng báo động đỏ đã được WHO xác nhận. Lý giải cho quan điểm này, nhà côn trùng học William Reisen cho biết do khác biệt về điều kiện khí hậu nên virus Zika chỉ có thể tồn tại bình thường ở những vùng nhiệt đới và cách thức lan truyền duy khả dĩ nhất của chúng là thông qua muỗi Aedes.

Các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng rất hạn chế.

Các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng rất hạn chế.

Ông cũng nhận định rằng trong bối cảnh bằng chứng khoa học cụ thể liên hệ giữa Zika và bệnh đầu nhỏ vẫn chưa được xác thực thì cách phòng tránh tốt nhất vẫn là hạn chế khả năng sính sôi của muỗi, các bà mẹ có thai nên hạn chế di chuyển đến những khu vực đang được cảnh báo là xuất hiện virus Zika như Brazil, Colombia, El Salvador, French Guiana, Guatemala, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela, và Puerto Rico.

WHO cũng cho rằng, các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng rất hạn chế. Hiện nay không có bằng chứng về việc lây truyền virus Zika qua sữa mẹ, nên những bà mẹ trong vùng có virus Zika vẫn nên cho con bú sữa mẹ bình thường.

Các nghiên cứu gần đây có thể cung cấp thêm bằng chứng về việc truyền từ mẹ sang con khi sinh khi dịch Zika tại Brazil đã trùng hợp với sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Theo Trí Thức Trẻ