Theo báo cáo của Ban điều hành dự án mục tiêu quốc gia phòng chống đái tháo đường (giai đoạn từ 2006 đến 2010), tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 4% số dân. Tỷ lệ người tiền đái tháo đường chiếm gần 10% dân số.
Bệnh này có tốc độ phát triển nhanh, gấp 6 lần bệnh tim. Theo điều tra tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%; vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh ở Việt Nam bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng mắt…
“Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân đái tháo đường là một trong những mục tiêu quan trọng”, GS.TS Phạm Đình Lựu, Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) khẳng định tại Hội nghị Nội tiết – Đái tháo đường toàn quốc lần VI diễn ra ở Huế cuối tuần qua.
PGS.TS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch hội nội tiết – đái tháo đường VN trao kỷ niệm chương cho đại biểu tham gia hội nghị về đái tháo đường cuối tuần qua tại Huế. |
Các chuyên gia trong và ngoài nước đến từ Australia, Nhật Bản, Singapore… và Việt Nam đã trình bày hơn 200 đề tài khoa học tại hội thảo nhằm tìm ra biện pháp mới trong điều trị đái tháo đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Trung Quân, Bệnh viện Bạch Mai: Đối với bệnh nhân nam, rối loạn cương là biến chứng thường xuất hiện sớm. Trong một nghiên cứu trên 541 bệnh nhân đái tháo đường, thì 35% có rối loạn cương dương. Tỷ lệ rối loạn cương dương tăng dần theo tuổi: 5,7% người ở 20-24 tuổi và hơn 52% tuổi 55-59, trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Khẳng định tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới cũng như bệnh nhân nam bị đái tháo đường, GS.TS Trần Quán Anh cho biết: “Việc suy giảm testosterone còn kéo theo những ảnh hưởng về sức khỏe như suy giảm thần kinh, xương dễ gãy…”.
Đặc biệt, sự suy giảm testosterone cũng ảnh hưởng đối với tim mạch. GS.TS Nguyễn Hải Thủy, Phó chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận sự suy giảm testosterone có thể khiến gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch. Việc bổ sung testosterone để giảm đề kháng insulin có thể làm giảm các biến chứng tim mạch”.
Để khắc phục sự suy giảm testosterone ở nam giới nhằm giảm biến chứng đái tháo đường, có thể bổ sung testosterone trực tiếp bằng cách tiêm, uống hoặc cao dán. Việc đưa nội tiết nhân tạo vào cơ thể đòi hỏi phải được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ.
“Ngoài ra, có thể thúc đẩy cơ thể tự sản xuất testosterone nội sinh mà không cần phải đưa từ bên ngoài vào. Về mặt này, một số thảo dược chiếm ưu thế lớn, có tác dụng kích thích tế bào Leydig sản xuất testosterone một cách tự nhiên, không có tác dụng phụ, dễ sử dụng”, GS Lựu nói.
Thảo dược Erycoma Longifolia (có trong Sâm Alipas) giúp cơ thể sản sinh testosterone nội sinh một cách tự nhiên. |
“Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng quá trình chuyển hóa, bỏ thuốc lá rượu bia…”, GS Thủy nhấn mạnh.
Theo VNexpress.net