Thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về bệnh viêm não mô cầu

Viêm não mô cầu đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên.

Bệnh viêm não mô cầu là gì?

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (gọi gọn là “viêm não mô cầu”) là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên.

Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác, nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người (ổ chứa duy nhất).

Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y…

Bệnh có thể xảy ra khắp nơi, dễ gây thành dịch do dễ lây lan.

Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.

Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người, điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, đông và xuân.

Viêm não mô cầu có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Viêm não mô cầu có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Nguyên nhân và đường lây truyền viêm não mô cầu

Vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn (phân biệt với viêm màng não do virus).

Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu, và người lành mang vi khuẩn (mang vi trùng nhưng không mắc bệnh, vi trùng thường trú ở vùng họng mũi).

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại.

May mắn là những vi khuẩn này không phải là truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm, tức là không lây qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí.

Đôi khi vi khuẩn Neisseria meningitidis lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não.

Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

Triệu chứng viêm não mô cầu

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là:

  • Bị cứng cổ.
  • Sốt cao.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).
  • Bối rối, đau đầu.
  • Nôn mửa.

Nếu bạn thấy một trong những triệu chứng ở trên thì hãy mau đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Nếu bạn thấy một trong những triệu chứng ở trên thì hãy mau đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày. Thông thường, bệnh phát triển trong vòng 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm màng não điển hình là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ và biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Ở trẻ nhỏ, thóp phồng hoặc phản xạ bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.

Những triệu chứng của bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng (ví dụ co giật, hôn mê).

Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp từ khi bắt đầu, thì 5% đến 10% bệnh nhân vẫn tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Vì những lý do này, nên nếu thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, hãy gọi bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Hoặc với người lớn, bất cứ ai nghĩ rằng mình có triệu chứng viêm màng não, thì đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Biến chứng, hậu quả do vi khuẩn não mô cầu gây ra

Người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể nhiễm khuẩn đường huyết. Bệnh nhân sốt rất cao, lên tới 40-41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân.

Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da, làm bong da…

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn.

Tuy nhiên, một số người ngay khi khởi phát bệnh đã có những triệu chứng của viêm màng não. Những người nhiễm não mô cầu bị viêm màng não thường bị sốt đột ngột 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm, vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng.

Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

Chẩn đoán và điều trị

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì chuẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu, ngay lập tức mẫu máu, mẫu dịch não tủy (chất lỏng gần tủy sống) phải được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Điều quan trọng là phải chuẩn đoán đúng nếu nó là bệnh viêm màng não thì mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân.

Bệnh viêm màng não có thể được điều trị hiệu quả hiệu quả bằng một số thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là điều trị được bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ là bệnh não mô cầu kháng sinh được dùng ngay lập tức.

Điều trị kháng sinh sẽ làm giảm nguy cơ tử vong, nhưng đôi khi nhiễm trùng đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho cơ thể, thuốc kháng sinh chỉ để ngăn ngừa tử vong hoặc các vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não.
Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não.

Và ngay cả với điều trị kháng sinh, 10% đến 15% trong số người nhiễm bệnh viêm màng não vẫn có thể tử vong; 11% -19% trong số người sống sót sẽ có khuyết tật lâu dài, chẳng hạn như mất chân tay, điếc, các vấn đề hệ thống thần kinh, hoặc tổn thương não.

Một loạt các loại thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị các nhiễm trùng, bao gồm: penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone (ở châu Phi trong khu vực có cơ sở hạ tầng y tế hạn chế và nguồn lực người ta thường dùng ceftriaxone).

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, phương pháp điều trị khác cũng có thể là cần thiết. Ví dụ như hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc để điều trị huyết áp thấp, và chăm sóc vết thương cho các bộ phận của cơ thể.

Cách phòng bệnh viêm não mô cầu

Tại Việt Nam, trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận các trường hợp mắc viêm não mô cầu rải rác tại một số địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương…

Nếu ở trong vùng có bệnh, bạn cần:

  • Phòng để không trúng phải hoặc hít phải các chất tiết đường hô hấp của người khác bắn ra bằng cách: khi đến chỗ đông người như chợ, bến xe, tàu, nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường 3 lần/ngày.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu tại các cơ sở tiêm chủng.

* Về tiêm vắc xin, lưu ý 2 điều sau:

  • Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kể từ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.
  • Các đối tượng cần tiêm là trẻ từ 2-5 tuổi, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, và những đối tượng nguy cơ khác như cán bộ y tế thường tiếp xúc bệnh truyền nhiễm, những người làm việc ở nơi tập trung đông người tại các vùng có dịch, các vùng thường xảy dịch…

Theo WHO, tiêm chủng được đề nghị là bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm màng não. Duy trì thói quen lành mạnh, như việc nghỉ ngơi nhiều và không tiếp xúc gần với người bị bệnh, cũng có thể giúp bạn phòng tránh được viêm não mô cầu.

Có loại vắc xin giúp cung cấp sự bảo vệ, chống lại tất cả ba nhóm huyết thanh (B, C, và Y) của vi khuẩn Neisseria meningitidis thường thấy ở Hoa Kỳ.

Giống như với bất kỳ các vắc xin nào khác, vắc xin viêm màng não mô cầu không có hiệu quả 100%. Có nghĩa rằng ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng, vẫn còn là một cơ hội bạn có thể phát triển một bệnh viêm não mô cầu nhóm nào đó.

Cho nên, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm màng não não mô cầu để sớm có biện pháp kiểm tra, chăm sóc y tế là vô cùng quan trọng.

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, việc tiêm phòng viêm não mô cầu là tự nguyện.

Lâu nay, Việt Nam sử dụng vắc xin ngừa viêm não mô cầu A+C. Mới đây, đã có thêm một loại vắc xin mới ngừa viêm não mô cầu tuýp B, C.

Vắc xin Meningococcal A+C không nên tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm Meningococcus A+ C thì có thể tiêm ngừa nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.

Không tiêm vắc xin Meningococcal BC cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và nguy cơ dịch tễ học cao.

Tuổi thích hợp cho tiêm chủng là trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, khoảng 3 – 5 năm tiêm nhắc lại một lần. Giá của vaccine khoảng 150.000 đồng/mũi.

Theo Soha