Tìm hiểu mối tương quan nồng độ Procalcitonin với bạch cầu máu, CRP trong bệnh viêm màng não mủ người lớn tại BVTW Huế

                                        Lê Văn Trịnh1, Phan Trung Tiến2,

Bùi Văn Đoàn2 , Nguyễn Xuân Hiền2

  1. Trường Cao đẳng Y tế Huế; 2. Bệnh viện TW Huế

TÓM TẮT

Mở đầu: Viêm màng não mủ là một bệnh truyền nhiễm quan trọng trên thế giới và ở Việt Nam. Nồng độ PCT rất có giá trị trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm màng não mủ . 2. Tìm hiểu mối tương quan của nồng độ Procalcitonin với bạch cầu máu, CRP.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:. Bệnh nhân > 15 tuổi điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm BVTƯ Huế với chẩn đoán viêm màng não mủ từ 8/2012 đến 5/2013. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kết quả và Kết luận: Nam (66,7%) cao hơn nữ , > 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhât (57,6%). Sốt chiếm 97%, nhức đầu chiếm 97% , nôn 72,7%, dấu cứng cổ (+) 90,9%, dấu kernig (+) chiếm 72,7%, hôn mê 45,5%, điếc 18,2% .DNT: protein tăng trung bình 3,08g/l, Glucose giảm 1,58 mmol/l, bạch cầu DNT tăng cao 1502/mm3 (chủ yếu là đa nhân trung tính).Lactat DNT tăng trung bình là 11,2mmol/l. Tác nhân gây bệnh Streptococcus suis II (Liên cầu lợn) chiếm đa số (63,6%).CRP máu tăng trung bình 141,89 mg/l. PCT máu trung bình 6.96ng/ml .

Có sự tương quan thuận giữa tăng nồng độ PCT với tăng nồng độ CRP trong khi không có sự tương quan nào giữa PCT với bạch cầu máu trong bệnh viêm màng não mủ.

Từ khóa: Viêm màng não mủ, Proalcitonin (PCT),

ABSTRACT

THE CORRELATION OF PROCALCITONIN’ CONCENTRATION WITH THE BLOOD LEUKOCYTE AND CRP IN BACTERIAL MENINGITIS

Le Van Trinh1, Phan Trung Tien2,

Bui Van Doan2 , Nguyen Xuan Hien2

Background: Bacterial meningitis is a very important infectious disease in the world and in Vietnam. Procalcitonin concentrations are very valuable in bacterial infections.Objectives: 1. Survey on Epidemiology, clinical and subclinical characteristics of bacterial meningitis patient in Huế central Hospital. 2. Find understand the correlation of procalcitonin’ concentration with the blood leukocyte and CRP in bacterial meningitis.

Patients and methodes: Adult Bacterial meningitis outpatients treated in Hue central Hospital from 2012 to 2013. descriptive study

Results and Conclusions: Male gender (66.7%) than females. > 50 years of age accounted for the highest percentage (57.6%). Accounted for 97% of fever, headaches account for 97%, 72.7% vomiting, stiff neck sign (+) 90.9%, Kernig sign (+) accounted for 72.7%, 45.5% coma, deafness 18.2 %. CSF: increased average protein 3,08g/l, glucose decreased by 1.58mmol/l, increased CSF leukocyte 1502/mm3 (mainly neutrophils) increased average.Lactat CSF 11,2mmol / l. Pathogen Streptococcus suis II (swine streptococcus) the majority (63.6%). Increased blood CRP average 141.89 mg / l. PCT blood average 6.96ng/ ml.

   There is a positive correlation between increased levels of PCT with increased CRP levels in the absence of any correlation between the PCT with pathological blood leukocytes in purulent meningitis.

Keywords: Bacterial meningitis, Procalcitonin (PCT).

 

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

          Viêm màng não mủ là bệnh cấp cứu nội khoa thường gặp trong nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực sẽ gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề như điếc, mù, dày dính màng não. Tử vong do Viêm màng não mủ từ 7-30% thay đổi tùy theo tác nhân [1],[6].

         Procalcitonin (PCT) là tiền chất của hormone calcitonin, có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ PCT có giá trị chẩn đoán bệnh, phân biệt được nhiễm khuẩn do vi khuẩn hay siêu vi, theo dõi đáp ứng với điều trị kháng sinh và kiểm soát ổ nhiễm khuẩn tốt hơn các marker khác [7].

         Đề tài:”Tìm hiểu mối tương quan nồng độ Procalcitonin với bạch cầu máu, CRP trong bệnh viêm màng não mủ người lớn tại BVTW Huế” nhằm mục tiêu :

  1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm màng não mủ

   2.Tìm hiểu mối tương quan của nồng độ Procalcitonin với bạch cầu máu, CRP.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân > 15 tuổi điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm BVTƯ Huế với chẩn đoán viêm màng não mủ từ 8/2012 đến 5/2013.

2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang

– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng

3.1.1.Phân bố theo giới, tuổi, địa dư

Bảng 1: Phân bố theo giới, tuổi, địa dư

Đặc điểm n %
Nam 22 66,7
Nữ 11 33,3
15- 30 tuổi 04 12,1
>30- 50 tuổi 10 30,3
> 50 tuổi 19 57,6
Nông thôn 29 87,9
Thành thị 04 12,1

       Nhận xét : – Về giới, nam chiếm 66,3%, nữ 33,3%.

     – Tuổi trung bình là 55,27± 3,11tuổi, >50 tuổi chiếm 57,6%, thấp nhất là 15 – 30 tuổi (12,1%). Nông thôn (87,9 %) chiếm tỷ lệ cao hơn Thành thị (12,1%).

3.1.2.Đặc điểm lâm sàng :

Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng Lâm sàng n %
Sốt 32 97,0
Nhức đầu 32 97,0
Nôn 24 72,7
Cứng cổ (+) 30 90,9
Kernig (+) 24 72,7
Điếc 06 18,2
Hôn mê 15 45,5

      Nhận xét: Sốt (97%), nhức đầu (97 %) và cứng cổ (+) (90,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất, nôn (72,7%), Kernig (+) chiếm tỷ lệ 72,7%, hôn mê (45,5%), thấp nhất là triệu chứng điếc (18,2%).

3.1.3.Đặc điểm cận lâm sàng:

Bảng 3. Cận lâm sàng :

Cận lâm sàng Trung bình

(X±SD)

n %
Bạch cầu 13.186 ± 828    
4000- 10.000/mm3 10 30,3
> 10.000- 20.000/mm3 20 60,6
> 20.000/mm3 03 09,1
CRP (mg/L) 141,89±16,51
0 – 8mg/l 2 6,3
8 – 30mg/l 3 9,3
> 30 – 80mg/l 4 12,5
> 80 – 300mg/l 24 71,9
Procalcitonin (ng/ ml ) 6,96± 1,89
< 0,3ng/ml 01 3,0
0,3 – < 1ng/ml 06 18,2
1-    2ng/ml 04 12,1
>2ng/ml 22 66,7
Xét nghiệm (DNT)    
Protein (g/ l) 3,08±0,45
Glucose ( mmol/ l) 1,58±0,26
Lactat (mmol/l ) 11,2± 1,0
Bạch cầu (tb/mm3) 1502±576
Cấy DNT
Streptococcuis Suis II 21 63,6
Streptococcuis   Pneumonie 01 03,0
Soi ( – ) , cấy không mọc 11 33,4

       Nhận xét : – Bạch cầu máu trung bình (X ± SD) 13.186 ± 828/mm3. Bạch cầu máu 10.000- 20.000 chiếm 69,7%, bạch cầu máu > 20.000/mm3 chiếm 09,1%, có đến 30,3% bạch cầu máu bình thường hay giảm.

       – CRP máu trung bình lúc mới vào viện 141,89±16,51mg/l. CRP máu > 80 mg/ l chiếm tỷ lệ cao 71,9% các trường hợp, có 15,6% ( 5/33) có CRP < 31mg/l.

– Nồng độ PCT trung bình 6,96± 1,89 ng/ml. Nồng độ PCT tăng cao trong bệnh VMNM trung bình là 6,96 ng/ml, trong đó nồng độ ≥ 0,3ng/ml là 97%

– Protein DNT tăng 3,08±0,45 g/l. Glucose DNT thấp 1,58±0,26 mmol/l. Tế bào DNT tăng cao trung bình là 1502±576 . Lactat DNT tăng ( 11,2± 1,0 mmol/l).

– Kêt quả cấy DNT (+) chiếm tỷ lệ 66,6%, tác nhân vi khuẩn chủ yếu là Streptococcus Suis (Liên cầu lợn) chiếm 63,6% , 1 trường hợp cấy có phế cầu .

3.2.Tương quan giữa PCT với bạch cầu máu và CRP

 

Bảng 4a : Tương quan giữa PCT với bạch cầu máu và CRP

 

Model Hệ số

tương quan

Tương quan bình phương Điều chỉnh tương quan bình phương Sai số chuẩn cho đánh giá
1 .482a .232 .181 8.04273

a.     Dự đoán: (liên tục), CRP, bạch cầu máu.

Bảng 4b                                         ANOVAb
Tổng của bình phương Df Trung bình bình phương F Ý nghĩa.
1 Phần hồi quy 585.858 2 292.929 4.529 .019a
Phần dư 1940.565 30 64.685
Tổng cộng 2526.423 32
a. Dự đoán: (liên tục), CRP, bạch cầu

b. biến phụ thuộc: procalcitonin

Bảng 4c: Coefficientsa
Model Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn t Ý nghĩa
B Sai số chuẩn Beta
1 (Constant) 1.675 4.539 .369 .715
Bạch cầu .000 .000 -.055 -.340 .736
CRP .047 .016 .485 3.009 .005
a. Biến phụ thuộc: procalcitonin

 

Nhận xét: phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy chỉ có nồng độ CRP là có tương quan thuận với nồng độ PCT với p = 0,005, hệ số tương quan chung là 0,482.

  1. BẦN LUẬN

4.1.Đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng

Về dịch tể: Giới nam (66,7%) cao hơn nữ, tuổi mắc bệnh trung bình là 55,27 , nhóm tuổi > 50t chiếm ưu thế 57,6%, nông thôn (87,9%) cao hơn thành thị(12,1%).Kết quả này phù hợp với nghiên cứu khác của các tác giả Hoàng Khánh, Đinh Xuân Sinh …[1], [3], [4].

Đặc điểm lâm sàng Sốt chiếm tỷ lệ 97%, Hội chứng màng não: Nhức đầu (97%), Nôn (72,7%), Dầu cứng (+) chiếm 90,9%, Dầu Kernig (+) chiếm 72,7% .Các triệu chứng khác gồm : hôn mê chiếm tỷ lệ 45,5%, điếc chiếm 18,2%. Theo tác giả Đinh Xuân Sinh thì sốt là 97%, rối loạn tri giác là 66%, điếc (4%). Nghiên cứu của Bùi Văn Đoàn (2004) sốt (100%), hội chứng màng não (67,44%), hôn mê chiếm 30,23% [2], [3].

Đặc điểm cận lâm sàng :

   – XN dịch não tuỷ ghi nhận lúc vào DNT đục, protein tăng trung bình là 3,08 g/l, Glucose giảm trung bình 1,58mmol/l, bạch cầu trong DNT tăng trung bình là 1503 con/ mm3, theo tác giả Bùi Văn Đoàn Protein DNT là 2,87g/l, Glucose là 0,84, bạch cầu là 1622 /mm3 [2].

   – Cấy DNT có 66,6% dương tính chiếm đa số là tác nhân Streptococcuis suis (63,6%). Nghiên cứu của Đinh Xuân Sinh (2002) Streptococcuis suis chiếm đa số (91,66%), theo Phan Trung Tiến (2003) Streptococcuis suis chiếm 67,4% [3], [5]..

   – Công thức máu : bạch cầu máu thường tăng ngay từ lúc nhập viện trung bình 13.186 /mm3, trong đó tăng > 20.000/ mm3 có 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,1%, tuy vậy vẫn có đến 10 trường hợp bạch cầu máu không tăng hay giảm chiếm tỷ lệ 30,3% dễ làm thầy thuốc nhầm lẫn VMN do virut, chứng tỏ độ nhạy của xét nghiệm này là không cao lắm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với y văn trong và ngoài nước cũng như các nghiên cứu khác [1].

     – CRP trong nghiên cứu của chúng tôi tăng cao trung bình là 141,8mg/l, Theo các tác giả Phan Trung Tiến (2003) và Bùi Văn Đoàn (2004) nồng độ CRP là 88,29mg/l và 126,99mg/l [2],[5]..

     – Trong nghiên cứu của chúng tôi PCT tăng với nồng độ trung bình là 6,96 ng/ml, Hầu hết các trường hợp VMNM trong NC có nồng độ PCT > 0,3ng/ml được khuyến cáo phải chỉ định kháng sinh.[7]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Viallon A và cộng sự chứng tỏ PCT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong bệnh viêm màng não mủ người lớn [8].

4.2.Về mối tương quan giữa nồng độ PCT với bạch cầu máu, CRP:

   Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến chúng tôi thấy chỉ có CRP là có tương quan thuận rõ với PCT có ý nghĩa thống kê p = 0,005 trong khi đó bạch cầu máu thì không có sự tương quan. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (bảng 13a,b,c) cho kết quả hệ số tương quan chung R = 0,482 và R2= 0,232 chiếm 23,2% sự thay đổi nồng độ PCT. Từ kết quả bảng 13c cho thấy chỉ có CRP là có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Chứng tỏ CRP có tương quan với PCT.

  1. KẾT LUẬN

1.Đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Viêm màng não mủ

– Nam (66,7%) cao hơn nữ , > 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhât (57,6%).

– Sốt chiếm 97%, nhức đầu chiếm 97% , nôn 72,7%, dấu cứng cổ (+) 90,9%, dấu kernig (+) chiếm 72,7%, hôn mê 45,5%, điếc 18,2% .

– DNT: protein tăng trung bình 3,08g/l, Glucose giảm 1,58 mmol/l, bạch cầu DNT tăng cao 1502/mm3 (chủ yếu là đa nhân trung tính) .Lactat DNT tăng trung bình là 11,2mmol/l. Tác nhân gây bệnh Streptococcus suis II chiếm đa số (63,6%).

– CRP máu tăng cao trung bình 141,89 mg/l.

– PCT máu tăng cao trung bình 6.96ng/ml.

2.Tương quan giữa PCT với bạch cầu máu, CRP trong bệnh VMNM

Có sự tương quan thuận giữa tăng nồng độ PCT với tăng nồng độ CRP trong khi không có sự tương quan nào giữa PCT với bạch cầu máu trong bệnh Viêm màng não mủ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Đại (2009),²Bệnh học truyền nhiễm², NXB Y học,trang 172-191.
  2. Bùi Văn Đoàn (2004), ‘‘Nghiên cứu hiệu quả điều trị Cephosporin thế hệ 3 trong viêm màng não mủ người lớn “ Luận văn thạc sỉ y học , Đại học Y Huế.
  3. Đinh xuân Sinh (2002) “ Viêm màng não mủ ở người lớn ’’, Hội thảo khoa học bệnh truyền nhiễm BV Nhiệt đới TP Hồ chí Minh, tr 16-17.
  4. Hoàng Khánh (2003) “Giáo trình sau đại học Nội thần kinh’’, trường Đại học Y khoa Huế, NXB y học, tr 19- 21, tr 80- 90.
  5. Phan Trung Tiến (2003) “ Nghiên cứu nồng độ Protein phản ứng C huyết thanh

ở bệnh nhân viêm màng não mủ, luận văn thạc sỉ y học, trường Đại học y Huế.

  1. Usama M (2011), ‘‘Serum PCT in viral and bactrrial meningitis, journal of global ìnfectious desease ’’, vol 3, Issue1, p 14.
  2. Kopterides P1,Siempos IITsangaris ITsantes AArmaganidis A. (2010),

‘‘Procalcitonin-guided algorithms of antibiotic therapy in the intensive care unit: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials’’,

     Crit Care Med ;38(11):2229-41. doi: 10.1097/CCM.0b013e3181f17bf9.

  1. Viallon A1,Zeni FLambert CPozzetto BTardy BVenet CBertrand JC.(1999), “ High sensitivity and speciticity of serum procalcitonin levels in adult with bacterial meningitis’’Clin Infect Dis; 28(6):1313-6.