Breaking News

Tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với mức độ nặng của tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.

ThS.Nguyễn Quốc Việt1,TS.Hồ Anh Bình2, TS.Nguyễn Phước Bảo Quân2

  1. BVĐK Đà Nẵng; 2. BVTW Huế

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch chi dưới, mà biểu hiện sớm trong giai đoạn tiền lâm sàng là sự dày lên của lớp nội trung mạc động mạch, có thể được phát hiện sớm và chính xác bằng siêu âm B-mode và Doppler. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi (F.IMT) được xem như yếu tố nguy cơ tim mạch tổng quát, có tương quan chặt chẽ với tổn thương động mạch vành và các biến cố tim mạch.

Kết quả: 111 bệnh nhân bệnh động mạch vành (71,2%nam và 28.8% nữ). Tuổi trung bình là 65,74 ± 10,84 tuổi. Có 58,6% tăng huyết áp, 25,2% đái tháo đường thể 2, 42,3% tăng cholesterol toàn phần, 45,5% tăng LDL-Cholesterol, 28,8% tăng triglyceride và 14,4% giảm HDL-cholesterol huyết tương.

            Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trung bình là 1,57 ± 1,23 (mm), và có xu hướng càng gia tăng ở bệnh nhân có tổn thương càng nhiều nhánh động mạch vành. Tỷ lệ có “dày lớp nội trung mạc động mạch đùi” chiếm 55,0%, và “có mảng xơ vữa ở động mạch đùi” (với IMT động mạch đùi ≥ 1,5 mm) là 36,9%.

            Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi tương quan rõ rệt với tuổi bệnh nhân, glucose huyết tương và một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi cũng có sự tương quan với số nhánh động mạch vành bị tổn thương và mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini.

Kết luận: Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi được xem là một yếu tố nguy cơ tim mạch tổng quát và có sự tương quan mật thiết với mức độ tổn thương động mạch vành. Siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới là phương tiện chẩn đoán khá phổ biến và dể thực hiện tại các cơ sở y tế. Vì vậy, nên thực hiện siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới cho các bệnh nhân bệnh động mạch vành lớn tuổi và/hoặc có kèm theo một hay nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

ABSTRACTS:

            A pre-clinical sign of atherosclerisis is hyprtrophy of arterial wall. F.IMT (Femoral intima-media thickness) is non-invasive marker of arterial wall alteration, which can easily be assessed by high resolusion B mode ultrasuond.

            Aims: To investigate the correlation between femoral intima-media thickness (F.IMT) and the severity of coronary artery disease (CAD).

            Methods: 111 consecutive patients with coronary artery disease (CAD) were enrolled. Femoral IMT (F.IMT) was assessed by B mode ultrasound with 7.5 – 10 MHz probe about 10 -15 mm before bifurcation to profond and superfacial femoral arteries. The F.IMT < 1.0 mm is named as “normal”, F.IMT ≥ 1.0 mm is “thick” and ≥1.5 mm is defined as “atherosclerosic femoral plaque”. The severity of CAD was calculated by Gensini Score.

            Results: Mean F.IMT is 1.57 ± 1.23 mm, 55% patients with abnormal F.IMT (male 57.0% và female 50.0%), 36.9% of patients with CAD have atherosclerosic femoral plaque. There is a good correlation between F.IMT and severity of CAD by Gensini score and its risk factors (age, plasma glucose, smoking, hypertension…)

            Comclusion: Hospitalised patients with CAD are likely to have concomittant PAD with high frequency of femoral artery wall changes. F.IMT could be a helpful diagnostic marker and therapeutic pionts.

  1. Bệnh viện TW Huế
– Ngày nhận bài (received): 26/10/2014; Ngày phản biện (revised): ……….;

– Ngày đăng bài (Accepted): …………

– Người phản biện: ………………………

– Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Anh Bình

– Email: binhnoitm@yahoo.com.sg; ĐT: ………………………

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

            Xơ vữa động mạch (XVĐM) đã được phát hiện ở Ai Cập từ những năm 50 trước Công Nguyên. Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Bệnh mạch máu ngoại biên là một biến chứng quan trọng của XVĐM. Các yếu tố nguy cơ của XVĐM như hút thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn lipide máu, tăng huyết áp và tăng homocystein… cũng được xem là yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch chi dưới [1] [2] [11]. Xơ vữa động mạch chi dưới, mà biểu hiện sớm trong giai đoạn tiền lâm sàng là sự dày lên của lớp nội trung mạc động mạch, có thể được phát hiện sớm và chính xác bằng siêu âm Doppler. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi (F.IMT) được xem như yếu tố nguy cơ tim mạch tổng quát, tương quan chặt chẽ với tổn thương động mạch vành và các biến cố tim mạch [16] [17] [18].

            Từ thực tế lâm sàng, bệnh động mạch chi dưới thường không được chú trọng đúng mức dẫn đến bỏ sót chẩn đoán, có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân vì được tiếp cận điều trị quá muộn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục đích:

  1. Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành.
  2. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương động mạch chi dưới với một số yếu tố nguy cơ tim mạch và mức độ tổn thương bệnh động mạch vành.
  3. ĐT & PPNC: 111 mẫu thuận tiện, điều trị tại BVTW Huế từ 3/2013-6/2014.

– Đánh giá độ dày F.IMT: Được gọi là dày F.IMT khi độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi ≥ 1.0 mm [11].

– Xác định mảng xơ vữa: Mảng xơ vữa là sự dày lên khu trú, trên 1.5mm tính từ mặt phân cách áo giữa – áo ngoài đến mặt phân cách lòng mạch [4] [11].

– Đánh giá mức độ hẹp động mạch chi dưới: theo tiêu chuẩn Cossman [6]

– Đánh giá mức độ nặng của bệnh động mạch vành: theo thang điểm Gensini [3].

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu:

            Bảng 3.1: Đặc điểm chung của ĐTNC:

Đặc điểm chung Nam (n=79) Nữ (n=32) Tổng cộng P
n % n % n %
n 79 71,2 32 28,8 111 100 <0.05
Tuổi trung bình 64,48 ± 11,10 68,84 ± 9,65 65,74 ± 10,84 >0.05

 

Tăng huyết áp 44 55,7 21 65,6 67 58,6
Tiền sử BĐMV 32 40,51 16 50 48 43,2
Hút thuốc lá 57 72,2 0 0,0 57 51,4
ĐTĐ 20 25,32 8 28,6 28 25,2 p > 0,05
Tăng TC 29 36,7 18 56,3 47 42,3
Tăng TG 35 44,9 15 46,9 50 45,5
Tăng LDL-C 23 29,1 9 28,1 32 28,8
Giảm HDL-C 12 15,2 4 12,5 16 14,4

Nhận xét: ĐTNC gồm 79 bệnh nhân nam (71,2%), nữ có 32 người, chiếm 28.8%. Tuổi trung bình là 65,74 ± 10,84 tuổi. Có 58,6% (55,7% nam và 65,6% nữ) tăng huyết áp. 72,2% bệnh nhân nam giới có hút thuốc lá, trong khi đó không có bệnh nhân nữ nào hút thuốc lá. Tỷ lệ chung là 51,4%. Có 25,2% đái tháo đường thể 2 (25,32% nam và 28,6% nữ).

3.2. Tổn thương động mạch vành trên chụp DSA:

Bảng 3.2: Tỷ lệ tổn thương các nhánh chính động mạch vành:

Giới LM (1) RCA (2) LAD (3) LCX (4) P
n % n % n % n %
Nam (1) 1 1,3 56 71,8 64 82,1 43 55,1 P 3,4<0.05
Nữ (2) 2 6,3 27 79,4 27 79,4 15 44,1 P 2,4; 3,4 < 0,05
Tổng 3 2,7 83 74,1 91 81,3 58 51,8 P2,4; 3,4<0,001
p(1),(2) > 0,05

Nhận xét: Tổn thương LAD cao nhất, chiếm 81,3%, tiếp theo là RCA chiếm 74,1% và LCX chiếm 51,8%. Chỉ có 2,7% có hẹp nhẹ thân chung động mạch vành trái.

Bảng 3.3: Tỷ lệ số nhánh chính động mạch vành tổn thương:

  1 nhánh (1) 2 nhánh (2) 3 nhánh (3) P
n % n % n %
Nam (1) 23 29,1 27 34,2 29 36,7 p>0,05

 

Nữ (2) 7 21,9 13 40,6 10 31,3
Chung 30 27,03 40 36,04 39 35,13
P (1) (2) p>0,05 p>0,05 p>0,05

Nhận xét: Tổn thương một nhánh mạch vành chiếm 27,03%, (nam 29,1% và nữ 21,9%), hai nhánh chiếm 36,04% (nam và nữ lần lượt là 34,2% và 40,6%). Có 35,13% số bệnh nhân (36,7% nam và 31,3% nữ) có tổn thương cả 3 nhánh mạch vành. Như vậy, tổn thương đa động mạch vành chiếm 72,97% (tỷ lệ tổn thương 2,3 và 4 nhánh chính động mạch vành lần lượt là 36,04%, 35,13% và 1,80%).

Bảng 3.4: Độ nặng của tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini:

Chẩn đoán Nam (1) Nữ (2) Chung (3) P

(1),(2)

n Gensini n Gensini n Gensini
SA 29 14,41 ± 16,10 13 8,92 ± 6,76 42 12,71 ± 14,04 <0,01
UA 27 24,82 ± 24,66 16 20,25 ± 17,09 43 23,12 ± 22,04
NSTEMI 7 34,67 ± 11,50 2 30,00 ± 22,63 9 33,50 ± 13,13
STEMI 16 37,37 ± 22,88 1 10,00 ± 0,00 17 36,71 ± 23,21
Chung 79 24,48 ± 22,2 32 15,94 ± 14,82 111 22,00 ± 20,70

Nhận xét: Độ nặng của tổn thương động mạch vành tính theo thang điểm Gensini trung bình của ĐTNC là 22,00 ± 20,70 điểm, trong đó nam là 24,48 ± 22,2 và nữ là 15,94 ± 14,82 điểm.

3.3. Tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm B – mode và Doppler:  

Bảng 3.5: Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trung bình theo giới:

  Nam (1) Nữ (2) Chung P

(1),(2)

TB ± ĐLC

(mm)

TB ± ĐLC

(mm)

TB ± ĐLC

(mm)

Bên phải (1) 1,47 ± 1,06 1,54 ± 1,18 1,49 ± 1,09 > 0,05

 

Bên trái (2) 1,40 ± 1,01 1,40 ± 1,04 1,40 ± 1,02
F.IMT(3) 1,56 ± 1,10 1,59 ± 1,19 1,57 ± 1,23
P(1) (2) > 0,05 > 0,05 > 0,05

Nhận xét: Khi chọn độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi cao nhất làm đại diện, thì độ dày trung bình ở nam giới là 1,56 ± 1,10 (mm), ở nữ giới là 1,59 ± 1,19 (mm) và chung cho cả hai giới là 1,57 ± 1,23 (mm).

Bảng 3. 6: F.IMT trung bình theo số nhánh động mạch vành bị tổn thương:

Nhóm

Tuổi

1 nhánh (1) 2 nhánh (2) 3 nhánh (3) P (1), (2), (3)
n X ± SD (mm) n X ± SD (mm) n X ± SD (mm)
Nam 23 1,10 ± 0,86 27 1,43 ± 0,90 29 2,07 ± 1,28 < 0,05
Nữ 7 1,43 ± 1,15 13 1,22 ± 1,01 10 2,06 ± 1,26
Chung 30 1,18 ± 0,93 40 1,36 ± 0,92 39 2,06 ± 1,25

Nhận xét: Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trung bình ở bệnh nhân có tổn thương 1 nhánh mạch vành là 1,18 ± 0,93 (mm), tổn thương 2 nhánh chính động mạch vành là 1,36 ± 0,92(mm) và 3 nhánh chính động mạch vành là 2,06 ± 1,25 (mm). Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi ở bệnh nhân bị 1, 2 và 3 nhánh chính động mạch vành có xu hướng càng tăng.

Bảng 3.7: Tỷ lệ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi và có mảng xơ vữa:

  Nam (1) Nữ (2) Chung (3) P (1),(2)
n % n % n %
Có dày IMT

(IMT ≥ 1,0 mm)

45 57,0 16 50,0 61 55,0 < 0,05
Có MXV/đùi

(IMT ≥ 1,5 mm)

29 36,7 12 37,5 41 36,9 >0,05

 

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trên siêu âm chiếm 55,0%, trong đó, nam giới chiếm 57,0% và nữ là 50,0%. Tỷ lệ phát hiện có mảng xơ vữa ở động mạch đùi (với IMT động mạch đùi ≥ 1,5 mm) là 36,9%, trong đó nam giới có 36,7% và nữ có 37,5% số bệnh nhân.

Bảng 3.8: F.IMT theo một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành:

YTNC ĐMV (1) Không (2) P

(1) và (2)

n TB ± SD

(mm)

n TB ± SD   (mm)
Tăng huyết áp 65 1,71 ± 1,26 46 1,38 ± 0,89 p=0,132
Tiền sử CAD 48 1,64 ± 1,14 63 1,49 ± 1,11 p=0,015
Tăng glucose máu 28 2,02 ± 1,18 83 1,42 ± 1,08 p=0,019
Tăng TC 47 1,57 ± 1,17 64 1,58 ± 1,10 P=0,532
Tăng TG 50 1,51 ± 1,11 60 1,60 ± 1,14 p=0,66
Tăng LDL-C 32 1,77 ± 1,24 79 1,49 ± 1,07 p=0,25
Giảm HDL-C 48 1,49 ± 1,11 63 1,64 ± 1,14 p=0,511
Hút thuốc lá 57 1,65 ± 1,14 54 1,49 ± 1,11 p=0,228

Nhận xét: Đối với nhóm bệnh nhân có tiền sử bị bệnh động mạch vành và có mắc đái tháo đường, độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trung bình

khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc.

 

3.4. Tương quan tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm B – mode và Doppler với tổn thương động mạch vành:

Bảng 3.9: Tương quan giữa F.IMT với tuổi, huyết áp, glucose và lipide máu:

Tuổi HAmax Glucose Choles LDL Trigly HDL
F.IMT r=0,319

p<0,01

r=0,351

p<0,05

r=0,404

p<0,001

r=0,205

p<0,05

r=0,170

p>0,05

r=0,035

p>0,05

r=-0,001

p>0,05

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa F.IMT với tuổi và glucose huyết tương.

Nhận xét: Có sự tương quan thuận vừa có ý nghĩa thống kê (0,3 ≤ r <0,5 và p< 0,01) giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với tuổi và nồng độ glucose huyết tương (r = 0,404 và p < 0,001)

Bảng 3.10: Tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với số nhánh chính động mạch vành:

  Số nhánh chính động mạch vành
r p
F.IMT r=0,282 p<0,001

Nhận xét: Tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với số nhánh chính động mạch vành là sự tương quan thuận yếu và có ý nghĩa thống kê với r = 0,282 và p < 0,001.

Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa F.IMT với điểm Gensini.

Nhận xét:

– Có sự tương quan thuận yếu, có ý nghĩa thống kê giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với độ nặng của tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini với hệ số tương quan r = 0,247 và p< 0,05, và phương trình hồi quy tuyến tính y=0,014x + 1,2415.

BÀN LUẬN

4.1. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi (F.IMT) trên siêu âm:

            Theo Depairon và cộng sự (2000) [8], nghiên cứu F.IMT trên 98 người bình thường (53 nữ và 45 nam) từ 20 – 60 tuổi, không có các yếu tố nguy cơ tim mạch. F.IMT là 0,543 ± 0,063 (mm) ở nữ và 0,562 ± 0,074 (mm) ở nam, mức tăng F.IMT hàng năm ở nữ là 0,0012 (mm) và 0,0031 (mm) ở nam. Còn theo Junyent M. và cộng sự (2008) [10], nghiên cứu độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trên 192 người bình thường (85 nam, 107 nữ, tuổi trung bình 49 tuổi) bằng siêu âm. Giá trị F.IMT là từ 0,50 – 1,04 (mm) ở nam từ 35 – 65 tuổi và 0,40 – 0,53 (mm), F.IMT tương quan chặt chẽ với tuổi bệnh nhân và gia tăng hàng năm khoảng 0,016 (mm) ở nam và 0,008 (mm) ở nữ. F.IMT trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với kết quả của hai tác giả nêu trên, (p < 0,001).

            So sánh với nghiên cứu của Grozdinski (2009) trên 87 bệnh nhân bệnh động mạch vành, ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành, F.IMT trung bình là 1,46 ± 0,41 (mm) so với nhóm bệnh nhân không hẹp là 0,85 ± 0,16 (mm) cũng như nhóm đối chứng gồm 32 bệnh nhân khỏe mạnh là 0,81 ± 0,14 (mm). Sự khác biệt này so với nghiên cứu của chúng tôi là không có ý nghĩa thống kê với (p >0,05) [9].

            Bảng 3. 6 cho thấy: F.IMT trung bình ở bệnh nhân có tổn thương 1 nhánh mạch vành là 1,18 ± 0,93 (mm), 2 nhánh là 1,36 ± 0,92(mm) và 3 nhánh là 2,06 ± 1,25 (mm). F.IMT ở bệnh nhân bị 1,2 và 3 nhánh chính động mạch vành có xu hướng càng tăng và khác nhau có ý nghĩa thống kê.

            Lagroodi R. M. và cs (2010), trên 100 bệnh nhân bệnh mạch vành chia 4 nhóm: nhóm có tổn thương 1,2,3 nhánh và nhóm tổn thương thân chung. Kết quả: nhóm tổn thương 1 nhánh: F.IMT trung bình 0,64 ± 0,11, 2 nhánh là 0,73 ± 0,10; tổn thương 3 nhánh là 0,84 ± 0,15 và nhóm có tổn thương thân là 0,85 ± 0,08 (mm). F.IMT gia tăng dần theo số nhánh mạch vành tổn thương, (p < 0,001) [14].

            Tuy nhiên, nghiên cứu của Suurküla M.,(1996) trên 508 bệnh nhân bệnh động mạch vành có hay không kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, nhóm tổn thương 1 nhánh có F.IMT trung bình là 1,07 ± 0,39 (mm), 2 nhánh là 1,34 ± 0,79 (mm) và 3 nhánh là 1,65 ± 0,66 (mm). Kết quả này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của chúng tôi [21].

            Về giá trị F.IMT, hiện nay chưa có một giá trị F.IMT tham chiếu thống nhất cho từng độ tuổi và giới. Nhiều tác giả đồng ý chọn giá trị tham chiếu (cut-off) F.IMT là 1 (mm) như Khoury Z. và cộng sự [11], Simon A. và cộng sự [19]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa dày lớp nội trung mạc động mạch đùi khi F.IMT ≥ 1(mm) và gọi là có mãng xơ vữa động mạch đùi khi F.IMT ≥ 1,5 (mm). Bảng 3.7 cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân có dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trên siêu âm chiếm 55,0%%, (nam 57,0% và nữ 50,0%). Sự khác biệt giữa hai giới là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và tỷ lệ phát hiện có mãng xơ vữa ở động mạch đùi (với F.IMT ≥ 1,5 mm) là 36,9%, (nam 36,7% và nữ có 37,5%). Khoury Z. và cộng sự (Isarel 1997) [11], nghiên cứu trên 64 bệnh nhân bệnh động mạch vành, có độ tuổi nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi (68,4 so với 68,84 tuổi) tỷ lệ bệnh nhân có bằng chứng của xơ vữa động mạch (dày F.IMT và có mãng xơ vữa) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có động mạch vành bình thường (77% so với 42%). Kết quả này cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của chúng tôi (tỷ lệ có dày F.IMT là 55%) (p < 0,01). Điều này có thể là do tình trạng xơ vữa động mạch thường xảy ra sớm hơn ở các nước phương Tây, hoặc ĐTNC của tác giả có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa cao hơn, đây là hai yếu tố nguy cơ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sinh xơ vữa phát triển nhanh chóng.

            Theo Simon A. và cộng sự [19] , độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi và động mạch cảnh phản ánh nguy cơ xơ vữa tổng thể, nhiều số liệu nghiên cứu dịch tể học cho rằng F.IMT ≥ 1mm liên quan đến sự gia tăng nguy cơ NMCT hay tai biến mạch máu não. Có sự tương quan chặt chẽ giữa F.IMT với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống, các yếu tố nguy cơ thêm vào. Nhiều bằng chứng khẳng định sự gia tăng độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi, động mạch cảnh là một chỉ điểm mạnh cho dự báo các biến cố tim mạch (chỉ số nguy cơ tăng từ 2 – 6 lần).

4.2. F.IMT và một số yếu tố nguy cơ tim mạch: Bảng 3.9 cho thấy:

           Ở bệnh nhân có tăng huyết áp, F.IMT trung bình là 1,71 ± 1,26 (mm), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tăng huyết áp. Grozdinski (2009), trên nhóm 74 bệnh nhân có tổn thương động mạch vành trên chụp mạch, 93,2% có tăng huyết áp (tạm xem như nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp). Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi trung bình là 1,46 ± 0,41 (mm). Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của chúng tôi [9].

            Bệnh nhân đái tháo đường có F.IMT trung bình là 2,02 ± 1,18 (mm), so với người không mắc đái tháo đường thì F.IMT là 1,42 ± 1,08 (mm). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Lee L. H. (2003) trên 45 bệnh nhân đái tháo đường thể 2 và nhóm chứng. Kết quả cho thấy, F.IMT ở người đái tháo đường cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, và có sự tương quan chặt chẽ giữa F.IMT động mạch đùi và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch [22].

4.4. Tương quan tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm B – mode và Doppler với bệnh động mạch vành:

4.4.2. Tương quan F.IMT với tuổi, huyết áp tâm thu, và glucose và lipide máu:

            Bảng 3.9 cho thấy: Tương quan giữa tuổi với F.IMT: Có sự tương quan thuận vừa có ý nghĩa thống kê (0,3 ≤ r <0,5 và p< 0,01) giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với tuổi. Tương tự như một số tác giả khác: Depairon và cộng sự (2000) [8], Junyent M và cộng sự (2008) [10]. Lugwig và cộng sự (2003) [6] cho rằng độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi có sự tương quan rõ ràng với tuổi, đái tháo đường, hút thuốc lá và một số yếu tố nguy cơ khác.

            Có sự tương quan vừa có ý nghĩa thống kê giữa huyết áp tối đa với F.IMT trên siêu âm (0,3≤ r < 0,5 và p > 0,05). Tương tự như nghiên cứu của Kirhmaer và cộng sự (2011) [13], Lekakis và cộng sự (2005) [15].

            Bảng 3.10 cho thấy có sự tương quan nhẹ nhưng có ý nghĩa thống kê giữa F.IMT với số nhánh chính động mạch vành bị tổn thương (với r = 0,282 và p < 0,001 và y = 0,3069x + 0,8404). Sosnowski và cộng sự, nghiên cứu 410 bệnh nhân bệnh động mạch vành, cho thấy F.IMT là một yếu tố nguy cơ độc lập dự báo tổn thương một nhánh động mạch vành, trong khi đó mãng xơ vữa động mạch đùi thường liên quan đến tổn thương đa động mạch vành [20].

3.4.2.3. Với mức độ tổn thương động mạch vành theo điểm Gensini:

            Có sự tương quan thuận yếu, có ý nghĩa thống kê giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi với độ nặng của tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini (r = 0,247 và p< 0,05, và y=0,014x + 1,2415).

            Lekakis và cộng sự [15] nghiên cứu trên 202 bệnh nhân mạch vành, phân tích hồi quy đa biến cho thấy bất thường F.IMT có tương quan chặt chẽ với tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini, tuổi và nồng độ glucose huyết tương. Tác giả kết luận bệnh nhân có F.IMT càng cao thì thường liên quan đến bệnh đa động mạch vành và có tỷ lệ xảy ra các biến cố mạch vành hay đột quỵ não cao hơn. Lugwig và cộng sự [16] cũng có kết luận tương tự như Lekakis, và hơn nữa, việc điều trị làm chậm tiến triển hay thoái triển độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi còn làm giảm đáng kể các biến có tim mạch nêu trên. Tác giả nhận xét siêu âm Doppler là một kỹ thuật không xâm lấn, phổ biến, đủ độ tin cậy và dễ áp dụng để theo dõi sự thay đổi độ dày lớp nội trung mạc động mạch.

KẾT LUẬN

  1. Tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm B mode và Doppler:

– Độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi (F.IMT) là 1,56 ± 1,10 mm, (nam là 1,59 ± 1,19 mm, nữ là 1,57 ± 1,23mm, p >0,05).

– Tỷ lệ có dày F.IMT (≥ 1,0 mm) là 55,0%,(nam 57,0% và nữ 55%, p < 0,05).

– Tỷ lệ có mãng xơ vữa động mạch đùi (F.IMT ≥ 1,5 mm) là: 36,9%, trong đó nam 36,7%, nữ 37,5%, (p > 0,05).

  1. Tương quan giữa F.IMT và độ nặng của tổn thương động mạch vành:

– Có tương quan thuận vừa có ý nghĩa thống kê (0,3 ≤ r <0,5 và p< 0,01) giữa F.IMT với tuổi, huyết áp tối đa, glucose huyết tương.

– F.IMT có tương quan với số nhánh chính động mạch vành r = 0,282, và p < 0,001.

– Có sự tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa F.IMT với điểm Gensini với r = 0,247 và p< 0,05, và phương trình hồi quy tuyến tính y=0,014x + 1,2415.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đinh Thị Thu Hương và cs (2010), “Khuyến cáo 2010 của Hội Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị bệnh lý động mạch chi dưới”, Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, NXB Y học 2010, tr. 163 – 192.
  2. Phan Đồng Bảo Linh (2013), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương mạch vành và vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có bệnh động mạch vành, Luận án Tiến sĩ Y khoa 2013, Đại học Y Dược Huế.
  3. Huỳnh Văn Minh và cs (2010), Chụp động mạch vành, Giáo trình sau đại học tim mạch học, NXB Đại học Huế, tr. 320 – 331.
  4. Nguyễn Phước Bảo Quân (2013), Siêu âm Doppler động mạch chi dưới, Siêu âm Doppler mạch máu, Tập 2, NXB Đại học Huế, tr. 362 – 465.
  5. Phạm Minh Thông và cs (2012), Siêu âm Doppler hệ động mạch chi dưới, Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng và mạch máu ngoại biên, NXB Y học, tr. 101 – 124.
  6. Cossman D., Ellison J.E., Wagner W. H., et al (1989), Comparison of contrast arteriogaphy to arterial mapping with color – flow Dupplex imaging in the lower extremities, Journal of vascular surgery, 1989, 10(5), pp. 522 – 531.
  7. Corrado E., Muratori I., Tantillo R., et al (2005), Relationship between endothelial dysfunction, intima media thickness and cardiovascular risk factors in asymptomatic subjects, Int Angiol.2005 Mar; 24(1), pp. 52 – 58. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15876999.
  8. Depairon M., Tutta P., van Melle G., et al, Reference values of intima -medial thickness of carotid and femoral arteries in subjects aged 20 to 60 years and without cardiovascular risk factors. [Article in French], Arch Mal Coeur Vaiss.2000 Jun; 93 (6), pp. 721 – 726.
  9. Grozdinski L., Stankev M., Dimitrovski K., (2009), Ultrasound Screening of Multifocal Atherosclerosis, Macedonian Journal of Medical Sciences, 2009 Jun 15; 6(1), pp. 31 – 37,
  10. Junyent M., Gilabert R., Núnez I., Corbella E, et al (2008), Femoral ultrasound in the assessment of preclinical atherosclerosis. Distribution of intima-media thickness and frequency of atheroma plaques in a Spanish community cohort. [Article in Spanish], Med Clin (Barc).2008 Nov 1;131(15), pp. 566 – 571.
  11. Khoury Z., Schwartz R.,(1997), Relation of coronary artery disease to atherosclerotic disease in the aorta, carotid, and femoral arteries evaluated by ultrasound, The American Journal of Cardiology, 80(11), pp.1429-1433.
  12. Kim K. E., Song P., S., Yang j., H., et al, (2013), Peripheral arterial disease in Korean patients undergoing percutaneous coronary intervention: Prevalence and association with Coronary artery disease severity, Journal of Korean Medical Science,2013 Jan; 28(1), pp. 87 – 92. www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3546110/.
  13. Kirhmajer M. V., Banfic L., Vojkovic M., et al (2011), Correlation of femoral Intima – media thickness and severity of coronary artery disease. Angiology. 2011 Feb; 62(2), pp: 134 – 139.
  14. Langroodi R.M., Kheirkhah J et al,( 2010), Prediction of coronary artery disease by B – Mode Sonography, Iranian Cardiovascular research journal, Vol 4, No 3, pp.131 – 133.
  15. Lekakis J. P., Papamichael C., Papaioannou T. G., et al (2005), Intima – media thickness score from carotid and femoral arteries predicts the extents of coronary artery disease: Intima – media thickness and CAD, Int J Cardiovasc Imaging. 2005 Oct, 21 (5), pp: 495 – 501.
  16. Ludwig M., Petzinger-Kruthoff A., Stumpe K. O, et al, (2003), Intima media thickness of the carotid arteries: early pointer to arteriosclerosis and therapeutic endpoint, Ultraschall Med.2003 Jun;24(3), pp. 162-74.

www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12817310

  1. Pasierski T., Sonowski C., Szulczyk A., et al (2004), The role of ultrasonography of peripheral arteries in diagnosing coronary artery disease, Pol Arch Med Wewn. 2004 Jan; 111 (1), pp: 21 – 25.
  2. Rooke T., W., Hirsch A. T., Misra S., et al, (2011), “2011 ACCF/AHA Focused Update of the Guideline for the Management of Patients With Peripheral Artery Disease (Updating the 2005 Guideline)”, Journal of the American College of cardiology, Vol. 58, No. 19, 2011, pp: 2020–45,
  3. Simon A., Gariepy J., Chironi G, et al. (2002), Intima-media thickness: a new tool for diagnosis and treatment of cardiovascular risk,2002 Feb; 20 (2), pp.159 – 169. www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11821696.
  4. Sosnowski C., Pasierski T., Sosnowska E.,et al (2007), Femoral rather than carotid artery ultrasound imaging predictsextent and severity of coronary artery disease, Kardiology Polska 2007, 65: 7, pp.760 – 766.